» Tuần qua, ngành Xi măng trong nước và thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý: thị trường vật liệu xây dựng trong nước tiếp tục đối mặt nhiều áp lực về nguồn cung, giá cả và thủ tục pháp lý, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư công và hạ tầng trọng điểm. Trong khi đó, quốc tế ghi nhận sự gia tăng cạnh tranh thương mại, dịch chuyển chuỗi cung ứng và biến động năng lượng toàn cầu, tạo thêm thách thức lẫn cơ hội cho ngành Xi măng Việt Nam.
Nguồn cung vật liệu xây dựng trong nước khan hiếm, ngành Xi măng đang đối mặt với chi phí đầu vào tăng, yêu cầu giảm phát thải siết chặt và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trên thị trường quốc tế, xuất khẩu dịch chuyển, rào cản thương mại gia tăng và giá năng lượng leo thang tiếp tục tạo sức ép lớn. Dưới đây là những chuyển động đáng chú ý trong tuần qua.
Tin tức chung:
Quảng Trị tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/06/2025, mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Công văn số 107/UBND-CTXD yêu cầu các Sở, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát, bình ổn giá vật liệu xây dựng trên địa bàn. Mục tiêu nhằm đảm bảo tiến độ các công trình trọng điểm quốc gia, dự án dân sinh, nhà ở và thị trường bất động sản.
Xuất khẩu xi măng của Trung Quốc sang Kyrgyzstan tăng đột biến
Xuất khẩu xi măng portland của Trung Quốc sang Kyrgyzstan đang bùng nổ. Trong tháng 6/2025, sản lượng xuất khẩu tăng gần 400 lần so với cùng kỳ năm 2024 đây là một tín hiệu cho thấy sự dịch chuyển đáng chú ý trong chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng khu vực Trung Á.
TP.HCM thiếu hụt vật liệu xây dựng cho loạt dự án hạ tầng trọng điểm
Trong giai đoạn 2025 - 2026, nhu cầu về vật liệu xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh dự kiến tăng đột biến, đặc biệt là các loại vật liệu thiết yếu như đá xây dựng, cát và đất san lấp. Áp lực đến từ hàng loạt dự án giao thông hạ tầng quy mô lớn đang đồng loạt triển khai trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận.
Đài Loan áp thuế chống bán phá giá xi măng và clinker của Việt Nam đến năm 2030
Ngày 22/07, cơ quan Hải quan thuộc Bộ Tài chính Đài Loan (MOF) cho biết sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với xi măng portland và clinker nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 5 năm tới, kể từ ngày 28/07/2025.
Giá dầu và than leo thang tăng do bất ổn toàn cầu, giá petcoke ổn định
Thị trường năng lượng toàn cầu tháng 7 tiếp tục bị tác động mạnh bởi các yếu tố địa chính trị, nổi bật là xung đột giữa Israel - Iran và tình hình thuế quan toàn cầu. Trong khi giá dầu và than bật tăng, thị trường petcoke vẫn giữ ổn định dù chịu sức ép từ thuế nhập khẩu và nhu cầu yếu.
Cao Bằng chủ động nguồn cung vật liệu xây dựng cho công trình hạ tầng
Tổng công suất khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đạt 3.059.068 m³/năm, tăng 50% so với năm 2024. Đây là mức tăng trưởng đáng kể, phản ánh nỗ lực cải cách thủ tục và đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cho các dự án lớn tại địa phương.
Khan hiếm đá xây dựng, Đồng Tháp đề nghị Đồng Nai hỗ trợ
Nguồn vật liệu đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang rơi vào tình trạng khan hiếm nghiêm trọng, giá cả tăng vọt, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hàng loạt công trình. Trước thực trạng này, lãnh đạo tỉnh đã có những động thái quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là việc gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cung ứng đá xây dựng.
Cổ phiếu HT1 thu hút dòng tiền trở lại giữa kỳ vọng đầu tư công
Cổ phiếu HT1 của Công ty CP Xi măng VICEM Hà Tiên đang thu hút sự chú ý khi có dấu hiệu bước vào một nhịp tăng mới. Sau đợt điều chỉnh đầu tuần, dòng tiền ngắn hạn đang quay lại với nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng, trong đó cổ phiếu HT1 là cái tên nổi bật.
Chính phủ tháo gỡ vướng mắc vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
Trước những khó khăn trong cung ứng vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng, đặc biệt với các dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư công, Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024, bảo đảm tiến độ và hiệu quả triển khai hạ tầng trọng yếu.
Xuất bản Báo cáo ngành Xi măng 6 tháng/2025: Đà phục hồi giữa áp lực dư cung và cạnh tranh
6 tháng đầu năm ghi nhận sự phục hồi rõ rệt ở cả sản xuất và tiêu thụ nội địa, tuy nhiên thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt là áp lực dư cung và cạnh tranh khốc liệt về giá. Báo cáo Tổng hợp tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 (6MCR.2025) do Trung tâm Thông tin và Dữ liệu Xi măng (CIDC) phối hợp cùng Cem.Info xuất bản, ghi nhận những chuyển biến tích cực của ngành trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định và đầu tư công tăng tốc. Tuy nhiên, cạnh tranh nội địa, chi phí đầu vào và các rào cản thương mại quốc tế vẫn là những thách thức lớn với ngành Xi măng Việt Nam.
Tin hữu ích:
» Ngành Vận tải xi măng chuyển mình với công nghệ thu giữ carbon trên tàu biển
» Doanh thu tăng, VICEM Hải Vân vẫn lỗ hơn 23 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2025
» Holcim lựa chọn Mexico là bước đi chiến lược sau khi rút khỏi Bắc Mỹ
» Dự đoán hiệu suất bê tông cường độ cao chính xác hơn nhờ trí tuệ nhân tạo
» Thanh Hóa: Sản xuất tăng tốc, đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cuối năm
» Doanh nghiệp xi măng đảo chiều lợi nhuận nhờ sử dụng nhiên liệu thay thế
» VICEM Hà Tiên hoàn thành 56% kế hoạch năm chỉ sau 6 tháng
» Chuyển đổi xanh ngành Xi măng: Cơ hội, thách thức và hướng đi thực tiễn
» VICEM Hải Phòng thông báo tuyển dụng lao động kỹ thuật
» Xuất khẩu xi măng, clinker: Suy giảm ngắn hạn, áp lực cạnh tranh tăng cao
» Thanh Hóa: Giá cát xây dựng tăng, doanh nghiệp và người dân lao đao
» VICEM Bút Sơn bất ngờ có lãi nhờ kiểm soát chi phí và tối ưu đồng xử lý chất thải
» Công nghệ điện phân: Hướng nghiên cứu mới giúp giảm phát thải trong sản xuất xi măng
» Rau diếp biển giúp giảm 21% CO₂ trong sản xuất xi măng ít carbon
Bản tin xi măng hàng tuần do Cem.Info tổng hợp, cập nhật các thông tin đáng chú ý diễn ra trong tuần qua về ngành Xi măng trong nước cũng như thế giới và các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Bạn đọc quan tâm, có nhu cầu nhận Bản tin xi măng hàng tuần từ Cem.info, hãy Đăng ký thành viên để nhận Bản tin.