Cần có chính sách hỗ trợ để gạch không nung có cơ hội tiếp cận thị trường
Thời điểm cuối năm, nhiều công trình xây dựng dân dụng đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện để ở hoặc sử dụng trước Tết Nguyên đán. Theo ghi nhận, phần lớn người dân vẫn quen dùng gạch đất nung truyền thống, ít dùng vật liệu xanh như gạch không nung.
Vật liệu xây không nung khó tiếp cận thị trường vì giá thành cao
Dù được khuyến khích phát triển, tuy nhiên hơn 10 năm qua, sản phẩm gạch không nung vẫn chưa thể đi sâu vào thị trường, kích thích mua sắm từ người dân.
Ninh Bình: Sản xuất gạch không nung góp phần bảo vệ môi trường
Với mục tiêu bảo vệ môi trường, đổi mới và tiết kiệm nhiên liệu trong xây dựng, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, đầu tư máy móc và công nghệ để sản xuất gạch không nung, qua đó góp phần tạo ra nguồn vật liệu chất lượng tốt và thân thiện với môi trường.
Đồng Nai: Sản xuất và nhu cầu vật liệu xây dựng không nung vẫn còn khiêm tốn
Nhiều năm trước, Chính phủ và UBND tỉnh Đồng Nai có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản khuyến khích phát triển vật liệu xây dựng không nung nhằm giảm khai thác đất, giảm ô nhiễm môi trường nhưng đến nay cả về số lượng cơ sở sản xuất đến sản lượng, nhu cầu vẫn còn khiêm tốn.
Sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng góp phần bảo vệ môi trường
Bộ Xây dựng đã có Thông tư 13/2017 quy định tỉ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Dù quy định bắt buộc công trình trên 9 tầng sử dụng vật liệu không nung nhưng thực tế nhiều công trình chưa tuân thủ các quy định này. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, cần xử phạt nghiêm khắc nhà thầu, đơn vị thi công hay chủ đầu tư không sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng quy định hiện nay.
Giải pháp trong việc triển khai chiến lược phát triển vật liệu xây không nung
Năm 2010 Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) giai đoạn 2010 đến 2020 với mục tiêu chung là phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN để thay thế gạch đất sét nung, giảm thiểu khí phát thải và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Cụ thể là phát triển sản xuất và sử dụng VLXDKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020.
Bình Định: Loay hoay phát triển vật liệu không nung
Dù được khuyến khích phát triển, lợi ích mang lại rõ rệt, song 10 năm qua chương trình phát triển vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn chưa như kỳ vọng. Sản phẩm gạch không nung vẫn loay hoay ra thị trường, nhiều cơ sở sản xuất hoạt động cầm chừng, thậm chí tìm đường chuyển đổi.