(ximang.vn) Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận (sau đây chúng ta gọi chung là khu vực) có diện tích tự nhiên hơn 44.000 km2, sô dân khoảng 9 triệu người. Khu vực này còn có 2 huyện đảo xa bờ là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
>> Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P1)
>> Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P2)
3. Tiêu thụ và sản xuất xi măng trong khu vực
3.1. Tiêu thụ xi măng của khu vực
Như trên chúng ta đã nói về kinh tế phát triển nhanh của toàn khu vực, tăng cao thu nhập của cộng đồng dân cư cùng với sự hình thành các đô thị, khu công nghiệp cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông đã làm cho sức tiêu thụ xi măng khu vực này tăng mạnh - năm 2012 toàn khu vực tiêu thụ 3,8 triệu tấn, tới năm 2016, gần 6,9 triệu tấn (tăng trưởng tiêu thụ hàng năm tới 15%) (xem Bảng 4).
>> Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P2)
3. Tiêu thụ và sản xuất xi măng trong khu vực
3.1. Tiêu thụ xi măng của khu vực
Như trên chúng ta đã nói về kinh tế phát triển nhanh của toàn khu vực, tăng cao thu nhập của cộng đồng dân cư cùng với sự hình thành các đô thị, khu công nghiệp cũng như việc xây dựng hạ tầng giao thông đã làm cho sức tiêu thụ xi măng khu vực này tăng mạnh - năm 2012 toàn khu vực tiêu thụ 3,8 triệu tấn, tới năm 2016, gần 6,9 triệu tấn (tăng trưởng tiêu thụ hàng năm tới 15%) (xem Bảng 4).

3.2. Sản xuất xi măng trong khu vực
Khác với Bắc Trung Bộ giàu tài nguyên sản xuất xi măng với hàng loạt dự án xi măng mọc lên, khu vực này chỉ có một nhà máy của tập đoàn Thaicement với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng hàng năm sản xuất đạt mức 1,2 triệu tấn clinker (khoảng 1,5 triệu tấn xi măng) đặt tại Thạnh Mỹ (huyện biên gíớí Nam Giang, Quang Nam), các cơ sở cung cấp xi măng khác chủ yếu là trạm nghiền và trạm phân phối (xem hình 5).

Hiện tại, năng lực thực tiễn cung cấp hàng năm của các nhà, trạm nghiền, trạm phân phối tai khu vực chỉ ở mức gần 6,4 triệu tấn đã không đủ cho nhu cầu khu vực (nhu cầu tiêu dùng của khu vực năm 2016 xấp xỉ 6,9 triệu tấn). Vấn đề thiếu hụt nguồn cung tại chỗ sẽ trầm trọng hơn từ năm 2017 và về sau nữa khi lượng xi măng sử dụng tại khu vực này chắc chắn vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao như giai đoạn 2012 - 2016. Với tăng trưởng tiêu thụ này, nếu đến cuối năm 2017 này, Vicem có nhanh chóng giải quyết được vấn đề môi trường để đưa trạm nghiền Xi măng Đại Việt vào hoạt động ổn định cùng với trạm phân phôi của mình đang xây dựng tại Quy Nhơn thì khu vực này vẫn thiều hụt nguồn cung tại chỗ trong năm 2018 (lúc này cầu tiêu thụ khu vực khoảng 8,3 triệu tấn) và chắc chắn cùng với Tây Nguyên "người tiêu dùng cuối cùng” ở khu vực này sẽ tiếp tục phải tiêu thụ xi măng từ các nguồn cung trong Nam, ngoài Bắc đưa đến (khoảng 2 - 3 triệu tần).
4. Lời kết
Vùng duyên Hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Lào và Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triên kinh tế và hình thành nền kinh tế mở.
Do có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trên trục các tuyến đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, đặc biệt là tuyến đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế, là khu vực kinh tế động lực tại miền Trung Việt Nam với thành phố Đà Nẵng làm hạt nhân cùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, đây là vùng kinh tế lớn với đặc trưng của vùng kinh tế cảng biển tổng hợp như: khu kinh tế Dung Quất và khu kinh tế Nhơn Hội... So với các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước, khu vực này tuy còn yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực trình độ cao nhưng nơi đây có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển Đà Nẵng, Quy nhơn... đặc biệt Đà Nẵng là điểm cuối thông ra biển của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam. Cùng với khả năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, kinh tế vận tải biển và dịch vụ hàng hải, khu vực này có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu.
Như vậy, với tiềm năng phát triển cao, là nơi đang tập trung các dự án lớn của quốc gia: dầu khí, cảng biển, sân bay, điện gió, điện hạt nhân và đặc biệt xây dựng các đô thị lấy du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ làm chiến lược dài hơi cho phát triển kinh tế xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nay đã và đang tiếp tục là nơi có sức hút rất lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nuớc cũng như luồng lớn di chuyển dân cư tới “khu vực đáng sống” này, một nơi có nền tảng kinh tế vững, môi trường lành mạnh cùng một nền tảng văn hóa đa dạng, phong phú. Với mục tiêu đầy tham vọng trong Chiến lược xây dựng và phát triển Kinh tế - Xã hội của quốc gia cũng như chính quyền các tỉnh trong khu vực, chúng ta tin tưởng rằng nơi đây sẽ là một thị trường tiêu thụ vât liệu xây dựng (trong đó có xi măng) rất lớn, ngang tầm với 2 miền Nam, Bắc trong một tương lai gần nhất.
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng)