Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P2)

26/09/2018 10:30:22 AM

(ximang.vn) Duyên hải Nam Trung bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận (sau đây chúng ta gọi chung là khu vực) có diện tích tự nhiên hơn 44.000 km2, sô dân khoảng 9 triệu người. Khu vực này còn có 2 huyện đảo xa bờ là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

>> Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P1)
>> Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P3)


2. Phát triển đô thị & Hạ tầng giao thông – Nền tảng tiêu thụ xi măng đầy hứa hẹn

Khu vực Duyên hải này tiếp giáp với Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Biển Đông, với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho khu vực phát triển kinh tế đa dạng và giao lưu với các miền đất trong và ngoài nước. Tuy vậy, lịch sử cũng đã chứng kiến mảnh đất này chịu nhiều thiệt hại to lớn do thiên tai, như các trận bão lớn: Bão Chanchu (2005), Xangsane (2006), Ketsana (2009) làm hàng ngàn người thương vong và mất tích, hàng chục ngàn hec ta hoa màu bị tàn phá..., thiệt hại lên tới nhiều ngàn tỷ đồng. Riêng cơn bão Ketsana đã gây thiệt hại tới 15 ngàn tỷ đồng. Mặc dù có nhiều khó khăn, thiên tai rình rập, trong mấy năm gần đây, cả nước đã chứng kiến sự trỗi dậy về kinh tế của khu vực, từ một mảnh đất nghèo, toàn cát trắng, đến năm 2016 đã trở thành một khu vực có sức sản xuất cao, tổng thu nhập khu vực đạt mức 465 ngàn tỷ đồng chiếm hơn 10% GDP toàn quốc (4.453 ngàn tỷ) với những điểm sáng như Thành phố Đà Nẵng, Khu lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi, thành phố du lịch Hội An, Nha Trang…

Kinh tế phát triển vốn đầu tư xây dựng tăng nhanh, từ một khu vực có mức đầu tư thấp hơn trung bình cả nước nhưng chỉ sau 5 năm đã vượt trên mức bình quân cả nước. Sự tăng trưởng này đã hình thành nhiều khu dân cư tập trung như: Cụm đô thị động lực Nam Giang - Thạch Mỹ - Thị trấn Hiên - thị trấn Hoà Vang của Đà Nẵng và nhiều cụm đô thị ở các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định... Trong thời gian từ nay tới năm 2030, khi thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh khu vực, chúng ta sẽ còn tiếp tục thấy nhiều diện tích đất đai được dành cho xây dựng các khu dân cư, ví dụ như trong Quy hoạch phát triển Đà Nẵng tới năm 2020, tầm nhìn 2030 của Đoàn nghiên cứu DaCRISS, thì chỉ 3 năm nữa thôi, Đà Nẵng phải cấp tốc xây dựng 20.010 ha đô thị, đất xây dựng ngoài đô thị 1.900 ha, đặc biệt tập trung cho các khu vực ven biển phía Tây Bắc và phía Đông. Nếu thành phố thực hiện kịch bản 3 Phát triển kinh tế xã hội (Kịch bản: đẩy nhanh tăng trưởng) tới năm 2030 với dân số từ 2,5 - 3 triệu người (khoảng 1 triệu người tăng cơ học), thành phố sẽ phải xây dựng một không gian đô thị với diện tích xây dựng tới 25.000 ha cùng nhiều hạng mục hạ tầng cơ sở hiện đại bảo đảm môi trường sống thân thiện.... đặt nền móng hình thành đô thị TOD (Transit-Oriented Development) đầu tiên của Việt nam... Ở các tỉnh khác trong khu vực chính quyền và các thành phần kinh tế cũng đang tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng các khu đô thị, phát triển du lịch như ở Nha Trang Vũng Tàu, Phan Thiết...

Việc hình thành các khu kinh tế, các đô thị lập trung đông dân cư sẽ đòi hỏi cao vê hạ tầng giao thông. Vì vậy, trong chiến lược phát triển giao thông, đã định hướng xây dựng một ngành giao thông hiện đại ứng dụng các phương thức vận tải tiên tiến, quan tâm hơn về vận tải đa phương thức, nâng cao dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, những dự án lớn đòi hỏi hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng, chúng ta chưa thể bắt tay thực hiện ngay được và phải lùi tiến độ lại, điều chỉnh quy mô như đường sắt cao tốc Bắc - Nam; đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ) và tuyến đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển...

 Về cảng biển, tại khu vực này, chúng ta phải điều chỉnh lại vai trò của cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cả về chủ trương cũng như phương thức đầu tư.


Với các điều chỉnh vĩ mô về giao thông vận tải nói trên, trước mắt khu vực này vẫn là ưu tiên đặc biệt cho phát triển đường bộ, bảo đảm đến năm 2020 xây dựng đồng bộ, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông hành lang đường bộ liên — nội tỉnh và với quốc tế (xem bảng 3), hoàn thiện giao thông nông thôn, cụ thể như sau:

- Triển khai các trục dọc, hoàn chỉnh và kết nối các đoạn tuyến du lịch ven biển, các hâm qua các đèo trong khu vực;

- Nâng cấp các đường hành lang Đông - Tây, kết nối cảng biển lên Tây Nguyên và các cửa khẩu;

- Nâng cấp toàn bộ hệ thống quốc lộ trong khu vực đạ ttiêu chuẩn đường cấp I đến cấp III đồng bằng và khẩn trương xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, 127 km thuộc đường cao tốc Bắc - Nam và tuyến cao tốc Nha Trang - Phan Thiết;

- Đối với các tuyến tỉnh lộ trong khu vực, các địa phương phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản sẽ tăng cường đầu tư xây dựng tuyến đường đạt tiêu chuẩn kết cấu đường cấp II đến cấp IV đồng bằng (với yêu cầu kỹ thuật: Mặt 7 m, nền 12 m), xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo mạng đường huyện và xã đến năm 2020, đảm bảo 75% mặt đường được bê tông hóa và nhựa hóa. Trong đó, mặt đường huyện, xã đảm bảo 85% được bê tông hóa và nhựa hóa, 100% các công trình thoát nước được đổ bê tông vĩnh cửu. Kết cấu đường nhựa và bê tông phải phổ biến đạt tiêu chuẩn loại đường cấp V đến cấpVI.
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng)

 

Các tin khác:

Chọn thị trường tiêu thụ xi măng trong nước làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài ()

Duyên hải Nam Trung bộ - Thị trường xi măng đang trỗi dậy (P1) ()

Tiêu thụ xi măng sắp cán đích ()

Đẩy mạnh tăng trưởng xây dựng cân đối nguồn cung xi măng ()

7 tháng: xi măng và clinker là nhóm hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng rất mạnh ()

Đánh giá tổng quan tiêu thụ và xuất khẩu xi măng 6 tháng đầu năm 2018 ()

7 tháng: Tiêu thụ xi măng đạt khoảng 58,28 triệu tấn ()

Tiêu thụ xi măng tăng nhưng không đột biến ()

Dự báo thị trường xi măng Việt Nam đến năm 2027 sẽ ổn định cung - cầu ()

Tiêu thụ xi măng giảm do giá nhiên liệu đầu vào tăng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?