Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ khá phong phú về chủng loại khoáng sản trong đó phải kể đến đá vôi làm vật liệu xây dựng. Đá vôi ở tỉnh Phú Thọ có quy mô không lớn nhưng chất lượng đảm bảo làm vật liêu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng.
Đá vôi được phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng. Đá vôi có khu vực tạo thành những núi đá (Thanh Sơn, Yên Lập) có khu vực hình thành dưới mặt xâm thực địa phương (Cẩm Khê, Thanh Ba) các mỏ có phương kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đá vôi màu xám sáng đến xám đen vi hạt đến hạt nhỏ, phân lớp mỏng đến trung bình, đôi chỗ bị hoa hóa, có xen kẹp lớp đá vôi sét hoặc sét vôi phân lớp mỏng, các đá này thường bị karst hóa mạnh. Chiều dày khoảng 650m. Đá vôi bị biến chất yếu, có màu xám sáng đến xám đen, kiến trúc hạt biến tinh, cấu tạo định hướng yếu.
Công tác thăm dò đá vôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ trước đến nay đã cấp 38 giấy phép, UBND tỉnh Phú Thọ cấp 36 giấy phép sử dụng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 02 giấy phép đá vôi làm nguyên liệu xi măng. Tổng diện tích thăm dò đá vôi vôi làm vật liệu xây dựng thông thường là 5.641,86 ha. Tổng trữ lượng là 78.426.942m3, trong đó cấp 121 là 51.653.938,61m3 cấp 122 là 26.773.003,38m3.
![]()
Công tác khai thác mỏ đá vôi đến thời điểm hiện nay trong 36 mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường có 18 mỏ đang hoạt động, 05 mỏ đang xây dựng cơ bản mỏ; 03 mỏ đang tạm dừng hoạt động; 07 mỏ đang làm thủ tục gia hạn, 03 mỏ đang lập dự án khai thác. Trong những năm qua sản lượng khai thác đá vôi đã đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Sản lượng khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường theo giấy phép là 1.827.000m3/năm; thực tế năm 2011 đạt 844.296m3, năm 2012 đạt 1.367.254m3, năm 2013 đạt 1.342.925m3, năm 2014 đạt 1.076.535m3. Sản lượng khai thác trung bình của 4 năm mới đạt 64% so với sản lượng của giấy phép. Sản lượng khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng theo giấy phép là 1.510.400 tấn/năm; thực tế năm 2011 đạt 962.496 tấn, năm 2012 đạt 945.580 tấn, năm 2013 đạt 946.990 tấn, năm 2014 đạt 1.560.600 tấn. Sản lượng khai thác trung bình của 4 năm mới đạt 73% so với sản lượng của giấy phép.
Tổng giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản trong năm 2014 như sau: Cao lin-fenspat 596.752,8 tấn/năm; Khoáng chất công nghiệp 61.552 tấn/năm; Sắt 114.986 tấn/năm; Đá vôi xi măng 1.560.600 tấn/năm; Đá vôi làm VLXD thông thường 1.076.535m3/năm; Sét gạch ngói 99,684m3/năm; Cát sỏi 313,650m3/năm. Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước từ khai thác khoáng sản 107.768.000.000 đồng. Trong đó đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường và đá vôi xi măng 49.329.000.000 đồng bằng 45,6% tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước. Đến thời điểm hiện tại đã tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá vôi trên địa tỉnh là 12 đơn vị 34.611.575.000 đồng; số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án cải tạo phục hôi môi trường của các đơn vị khai thác sử dụng đá vôi đã thẩm định, phê duyệt được 33 dự án; số tiền ký quỹ là 3.242.090.377 đồng.
Trong những năm qua các doanh nghiệp khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh đã chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, chủ động thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được cấp giấy phép khai thác, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt kết quả thăm dò theo đúng quy định, làm cơ sở để gia hạn giấy phép khai thác, làm căn cứ thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; thực hiện tiến độ xây dựng cơ bản mỏ theo dự án được phê duyệt, khai thác theo sản lượng của giấy phép, chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc khai thác, chế biến khoáng sản nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho thị trường; thực hiện nghĩa vụ tài chính như thuế, phí bảo vệ môi trường còn một số doanh nghiệp chưa kịp thời, năng lực điều hành hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản còn hạn chế; thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác còn chưa được đầy đủ; hệ thông khai thác tầng tuyến chưa tuân thủ thiết kế mỏ như vượt độ cao, góc nghiêng sườn tầng chưa đảm bảo...
Nền kinh tế thị trường trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, nhu cầu hạn chế, các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nói chung và đá vôi nói riêng trên địa bàn tỉnh thì đa số có quy mô nhỏ, năng lực tài chính có hạn; các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh nằm dải rác, phân tán chủ yếu ở khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa có trữ lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, việc vận chuyển đến công trình rất khó khăn giá thành rất cao. Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng của địa phương, vẫn phải mua của các tỉnh lân cận.
Trong những năm tới các mỏ đá vôi đang hoạt đông và được quy hoạch, thăm dò khai thác sẽ phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ khai thác, chế biến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng nói chung và đá vôi nói riêng, giải quyết công ăn việc làm người lao động trên địa bàn; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Công tác thăm dò đá vôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ trước đến nay đã cấp 38 giấy phép, UBND tỉnh Phú Thọ cấp 36 giấy phép sử dụng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 02 giấy phép đá vôi làm nguyên liệu xi măng. Tổng diện tích thăm dò đá vôi vôi làm vật liệu xây dựng thông thường là 5.641,86 ha. Tổng trữ lượng là 78.426.942m3, trong đó cấp 121 là 51.653.938,61m3 cấp 122 là 26.773.003,38m3.

Công tác khai thác mỏ đá vôi đến thời điểm hiện nay trong 36 mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường có 18 mỏ đang hoạt động, 05 mỏ đang xây dựng cơ bản mỏ; 03 mỏ đang tạm dừng hoạt động; 07 mỏ đang làm thủ tục gia hạn, 03 mỏ đang lập dự án khai thác. Trong những năm qua sản lượng khai thác đá vôi đã đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Sản lượng khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường theo giấy phép là 1.827.000m3/năm; thực tế năm 2011 đạt 844.296m3, năm 2012 đạt 1.367.254m3, năm 2013 đạt 1.342.925m3, năm 2014 đạt 1.076.535m3. Sản lượng khai thác trung bình của 4 năm mới đạt 64% so với sản lượng của giấy phép. Sản lượng khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng theo giấy phép là 1.510.400 tấn/năm; thực tế năm 2011 đạt 962.496 tấn, năm 2012 đạt 945.580 tấn, năm 2013 đạt 946.990 tấn, năm 2014 đạt 1.560.600 tấn. Sản lượng khai thác trung bình của 4 năm mới đạt 73% so với sản lượng của giấy phép.
Tổng giá trị sản lượng ngành khai thác khoáng sản trong năm 2014 như sau: Cao lin-fenspat 596.752,8 tấn/năm; Khoáng chất công nghiệp 61.552 tấn/năm; Sắt 114.986 tấn/năm; Đá vôi xi măng 1.560.600 tấn/năm; Đá vôi làm VLXD thông thường 1.076.535m3/năm; Sét gạch ngói 99,684m3/năm; Cát sỏi 313,650m3/năm. Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước từ khai thác khoáng sản 107.768.000.000 đồng. Trong đó đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường và đá vôi xi măng 49.329.000.000 đồng bằng 45,6% tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước. Đến thời điểm hiện tại đã tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá vôi trên địa tỉnh là 12 đơn vị 34.611.575.000 đồng; số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án cải tạo phục hôi môi trường của các đơn vị khai thác sử dụng đá vôi đã thẩm định, phê duyệt được 33 dự án; số tiền ký quỹ là 3.242.090.377 đồng.
Trong những năm qua các doanh nghiệp khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh đã chấp hành các quy định của Luật Khoáng sản, chủ động thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được cấp giấy phép khai thác, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt kết quả thăm dò theo đúng quy định, làm cơ sở để gia hạn giấy phép khai thác, làm căn cứ thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; thực hiện tiến độ xây dựng cơ bản mỏ theo dự án được phê duyệt, khai thác theo sản lượng của giấy phép, chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc khai thác, chế biến khoáng sản nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho thị trường; thực hiện nghĩa vụ tài chính như thuế, phí bảo vệ môi trường còn một số doanh nghiệp chưa kịp thời, năng lực điều hành hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản còn hạn chế; thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường sau khai thác còn chưa được đầy đủ; hệ thông khai thác tầng tuyến chưa tuân thủ thiết kế mỏ như vượt độ cao, góc nghiêng sườn tầng chưa đảm bảo...
Nền kinh tế thị trường trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, nhu cầu hạn chế, các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nói chung và đá vôi nói riêng trên địa bàn tỉnh thì đa số có quy mô nhỏ, năng lực tài chính có hạn; các điểm mỏ trên địa bàn tỉnh nằm dải rác, phân tán chủ yếu ở khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa có trữ lượng nhỏ, chất lượng chưa cao, việc vận chuyển đến công trình rất khó khăn giá thành rất cao. Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trên địa bàn tỉnh nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng của địa phương, vẫn phải mua của các tỉnh lân cận.
Trong những năm tới các mỏ đá vôi đang hoạt đông và được quy hoạch, thăm dò khai thác sẽ phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ khai thác, chế biến nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng nói chung và đá vôi nói riêng, giải quyết công ăn việc làm người lao động trên địa bàn; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Quỳnh Trang (TH/ Sở TN&MT Phú Thọ)