Đánh giá tính chất của xi măng portland ở nhiệt độ cao khi sử dụng phế thải ngói làm phụ gia khoáng
» Vật liệu chịu nhiệt không những rất cần thiết trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà còn có vai trò quan trọng trong xây dựng dân dụng ở một số hạng mục cần chịu nhiệt, chống cháy. Nghiên cứu và phát triển vật liệu chịu nhiệt sử dụng xi măng portland và phế thải công nghiệp góp phần giải quyết được nhu cầu của vật liệu chịu nhiệt trong nước. Bài viết giới thiệu sử dụng phế thải ngói lợp làm phụ gia khoáng cải thiện tính chất của xi măng portland, hướng đến làm vữa, bê tông chịu nhiệt cho các công trình xây dựng.
Xác định biến dạng từ biến của bê tông Geopolymer chế tạo tại Việt Nam
» Bê tông Geopolymer (GPC) được xác định là bê tông thân thiện với môi trường, giảm phát thải CO2. Đã có những nghiên cứu về thành phần vật liệu của GPC, các tính chất cơ học như cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo, mô đun đàn hồi, ảnh hưởng của môi trường… những nghiên cứu về từ biến của GPC còn ít và cho kết quả khá khác nhau khi so với bê tông thông thường (OPC) cùng cường độ chịu nén. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về từ biến của GPC.
Sử dụng xỉ thải từ sản xuất phốt pho vàng làm phụ gia khoáng trong sản xuất xi măng
» Sản xuất xi măng là một trong những ngành tác động nhiều môi trường đặc biệt là quá trình nung, nghiền xi măng. Nhằm tối ưu hóa sản xuất và các chỉ tiêu kỹ thuật, góp phần chung tay bảo vệ môi trường, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Linh và các cộng sự thuộc Công ty CP Xi măng Vicem Sông Thao đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu, sử dụng xỉ thải từ hoạt động sản xuất phốt pho vàng làm phụ gia khoáng trong sản xuất xi măng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường”. Đề tài đã vinh dự đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Tận dụng tro xỉ, bùn thải, thủy tinh làm bê tông có khả năng truyền sáng
» Nhóm nhà khoa học của Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã phát triển công nghệ tái sử dụng triệt để hơn các loại phế thải tro bay - xỉ đáy lò của nhà máy điện đốt rác kết hợp với thủy tinh phế thải để chế tạo sản phẩm bê tông truyền sáng. Dự án này đã dành giải Ba trong cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024.
Tái chế thủy tinh bỏ đi và tro xỉ làm gạch có khả năng cách nhiệt
» Các nhà khoa học từ Đại học RMIT của Australia đã đặt ra mục tiêu thay thế một tỷ lệ lớn đất sét được sử dụng trong gạch bằng thủy tinh và tro xỉ. Cả hai loại vật liệu đều được cung cấp bởi Visy, công ty tái chế lớn nhất Australia.
Đề xuất sử dụng cát nhiễm mặn làm cốt liệu cho kết cấu bê tông cốt thép
» Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) đã tiến hành khảo sát cát nhiễm mặn vùng biển Việt Nam và bước đầu cho thấy tính chất cơ lý của loại cát này tương tự như cát vàng, nhưng có hàm lượng clorua cao hơn mức cho phép.
Tái chế tro than thay xi măng tạo ra bê tông xanh
» Các kỹ sư tại RMIT (Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne - Australia) đã hợp tác với nhà máy điện Loy Yang và Hiệp hội Phát triển Tro xỉ Australia để thay thế 80% xi măng trong bê tông bằng tro than.