Nhiều chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh
Việt Nam cam kết đến năm 2030 cắt giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính, vì vậy, Nhà nước đã và đang đề ra nhiều chính sách, trong đó có các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh.
Khánh Hòa: Sản xuất đá bê tông từ rác thải nhựa
Tỉnh đoàn Khánh Hòa phối hợp cùng Công ty CP Năng lượng Resa (TP. Nha Trang) tổ chức đặt 30 ghế đá bê tông từ rác thải nhựa tại công viên bờ biển khu vực gần Tháp Trầm Hương nhằm phục vụ Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023.
Việt Nam hợp tác với Hàn Quốc sản xuất gạch không nung bằng công nghệ sạch, bền vững
Vừa qua, Viện Vật liệu xây dựng ký kết Biên bản hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc về sản xuất gạch không nung bằng công nghệ sạch, bền vững.
Đồng Tháp: Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vật liệu xây không nung
Với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) thay thế gạch đất sét nung, đảm bảo tỉ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình theo quy định, giảm phát thải khí CO2, thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp thực hiện nhiều giải pháp và chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm VLXKN. Trong đó, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến là một trong những giải pháp được ngành công thương tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh trong thời gian qua.
Tòa nhà được xây dựng từ các khối gạch gai dầu có khả năng hấp thụ carbon
Các công nhân tại trung tâm thành phố Cape Town đang hoàn thiện khách sạn 54 phòng Hemp, dự kiến xây xong vào tháng 6, AFP hôm 4/5 đưa tin. Tường của tòa nhà xây bằng các khối gạch gai dầu kết hợp với cấu trúc bê tông và xi măng. Khách sạn được Steve Allin, giám đốc Hiệp hội Xây dựng Gai dầu Quốc tế tại Ireland, xếp hạng là "tòa nhà sử dụng vật liệu từ cây gai dầu cao nhất Thế giới".
Xi măng Bình Phước phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất bền vững
Thực hiện Quyết định số 1266/QĐ-TTg của TTCP về Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050, trong đó có định hướng sử dụng vật liệu tái chế theo xu hướng kinh tế tuần hoàn, nhà máy Xi măng Bình Phước (Công ty CP Xi măng Hà Tiên) đã có những cách làm thiết thực, hiệu quả, biến rác thải thành nhiên liệu. Trung bình tiêu thụ 150 - 250 tấn rác thải/ngày, tính ra mỗi năm nhà máy có thể tiêu thụ hơn 90.000 tấn nguyên liệu gần như bỏ đi này, phần nào giải tỏa áp lực mang tên rác thải công nghiệp.
Giảm phát thải carbon hướng tới mục tiêu sản xuất xi măng xanh
Theo nghiên cứu của Global Cement Review, ngành Xây dựng chiếm khoảng 11% lượng phát thải CO2 do con người tạo ra, trong đó, lượng phát thải CO2 từ ngành Xi măng chiếm tới 7%. Tuy nhiên, rất khó để khử hẳn carbon khỏi quá trình sản xuất xi măng bởi lượng phát thải CO2 trong sản xuất xi măng đến từ quá trình sản xuất clinker, nghiền xi măng và sản xuất các phụ gia khoáng.