Nghiên cứu về công nghệ bê tông rỗng có độ bền cao
» Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Priceton (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về công nghệ bê tông rỗng có độ bền cao. Loại bê tông mới hứa hẹn đang được nghiên cứu, với khả năng chống chịu hư hại cao hơn gấp 5 lần so với bê tông thông thường. Nghiên cứu về công nghệ bê tông mới này đã được công bố trên tạp chí Advanced Materials.
Giải pháp hạn chế nứt trên khối xây gạch xi măng cốt liệu
» Bài viết tập trung nghiên cứu về nguyên nhân gây nứt và giải pháp hạn chế hiện tượng nứt trên khối xây sử dụng loại gạch xi măng cốt liệu đang được sử dụng phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trên cơ sở thực nghiệm xác định nguyên nhân gây nứt trên khối xây sử dụng gạch xi măng cốt liệu, bài báo đề xuất xem xét thêm hai chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng khi nghiệm thu gạch xi măng cốt liệu (ngoài các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề cập trong TCVN 6477: 2016), đó là: hệ số mềm và biên độ co - nở.
Công nghệ in bê tông 3D sử dụng cho công trình xây dựng
» Nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu vật liệu và công nghệ in bê tông 3D dùng trong các công trình xây dựng.
Khảo sát các tính chất của đá bazan làm phụ gia hoạt tính trong sản xuất xi măng
» Nghiên cứu khảo sát các tính chất của phụ gia khoáng hoạt tính đá bazan để đánh giá phù hợp trong sản xuất xi măng. Đá bazan có trữ lượng lớn, phân bố rộng khắp Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xây dựng, góp phần tích cực vào việc phát triển kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật của nền kinh tế và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Kết quả nghiên cứu tính chất đá phế thải bazan góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng của sản phẩm xi măng.
Nghiên cứu sử dụng cấp phối xỉ thép gia cố xi măng - tro bay làm móng đường ô tô
» Trong bài viết này, tác giả sử dụng cấp phối xỉ thép thay thế cấp phối đá dăm trong cấp phối gia cố. Đồng thời, hàm lượng tro bay từ 10 - 30% cũng được thêm vào với vai trò là phụ gia. Kết quả thí nghiệm xác định cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi ép chẻ và mô đun đàn hồi của cấp phối xỉ thép gia cố xi măng - tro bay cho thấy có thể dùng vật liệu này làm móng của đường ô tô. Cấp phối gia cố với hàm lượng tro bay 30% có thể dùng làm lớp móng trên cho đường tất cả các cấp.
Ảnh hưởng của xỉ lò cao đến tính chất của xi măng
» Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng xỉ lò cao đến các tính chất của xi măng cho thấy lượng nước tiêu chuẩn có xu hướng giảm không đáng kể, từ 28% xuống còn 27,6% khi thay xi măng bằng 60% xỉ lò cao. Thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết của xi măng đều kéo dài hơn khi dùng xỉ lò cao thay thế cho xi măng. Cường độ nén giảm dần ở tuổi 3 và 7 ngày khi tăng hàm lượng xỉ lò cao, lần lượt từ 36,82 MPa xuống 13,3 MPa và 43,5 MPa xuống 25,2 MPa. Ở tuổi 28 ngày, cường độ nén của các mẫu thay đổi không đáng kể, đặc biệt với tỷ lệ thích hợp (dùng 30% xỉ lò cao thay cho xi măng) sẽ có cường độ nén lớn nhất (54,8 MPa).
Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho ngành sản xuất xi măng
» Vật liệu xây dựng là ngành sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính đáng kể tại Việt Nam, trong đó đóng góp lớn nhất là sản xuất xi măng. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính của ngành Vật liệu xây dựng thông qua nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và hệ số phát thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát thải CO₂ trong ngành Vật liệu xây dựng có xu hướng tăng lên ở giai đoạn 2007 - 2018. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, nghiên cứu sẽ đề xuất khung giảm phát thải khí nhà kính cho ngành Vật liệu xây dựng và các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm phát thải hiệu quả đối với ngành sản xuất xi măng trong thời gian tới.