Nghiên cứu các tính chất của bê tông hàm lượng tro bay cao HVFC
» Bài viết này, nghiên cứu tính chất công tác (độ sụt) của hỗn hợp bê tông hàm lượng tro bay cao (HVFC). Các tính chất của bê tông HVFC đã đóng rắn cũng được nghiên cứu như cường độ nén, cường độ uốn khi kéo, chẻ bửa, độ co ngót khô của bê tông. Kết quả thử nghiệm trên các mâu bê tông HVFC cho thấy tính công tác của hỗn hợp bê tông tăng dần khi tăng tỷ lệ tro bay thay thế lần lượt là 60; 70; 80%. Cường độ nén của bê tông phát triển tăng dần theo thời gian đặc biệt có ưu thế ở những tuổi muộn. Các tính chất cơ lý khác như cường độ uốn khi kéo, chẻ bửa, độ co ngót khô của bê tông HVFC cũng đều có ưu thế vượt trội hơn so với mẫu bê tông thông thường.
Vật liệu xây dựng từ phế thải công nghiệp có khả năng hấp thụ khí thải carbon
» TS. Tăng Văn Lâm và nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã chế tạo thành công vật liệu xây dựng từ phế thải công nghiệp có khả năng hấp thụ khí thải carbon, mở ra hướng đi mới trong việc sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Cường độ chịu nén và độ hút nước của bê tông chứa cốt liệu tái chế
» Nghiên cứu này tập trung khảo sát cường độ chịu nén và độ hút nước của bê tông chứa cốt liệu bê tông tái chế (RCA) được xử lý bằng huyền phù xi măng portland - tro bay - natri sunfat (Na2SO4), nhằm làm giảm việc khai thác đá thiên nhiên và tăng cường việc tận dụng nguồn chất thải rắn xây dựng, hướng đến nền công nghiệp bê tông bền vững.
Xử lý xỉ đáy lò và quản lý chất thải dùng trong bê tông bền vững
» Nghiên cứu sự ảnh hưởng đến một số tính chất cơ học của bê tông khi sử dụng xỉ đáy lò (CBA) để thay thế cốt liệu nhỏ sau khi được xử lý. Xỉ đáy lò được xử lý bề mặt nhằm tăng cường khả năng bám dính bề mặt. Phương pháp vật lý được thực hiện bằng cách sử dụng cát khô làm sạch bề mặt xỉ trong thùng quay Los Angeles. Phương pháp hóa học được tiến hành bằng cách ngâm xỉ với dung dịch vôi bão hòa trong các khoảng thời gian khác nhau hoặc trong dung dịch axit sunphuric với nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy các phương pháp xử lý bề mặt CBA giúp cải thiện độ độ sụt cũng như cường độ chịu nén, chịu kéo (ép chẻ) và độ đặc chắc của bê tông.
Nghiên cứu ảnh hưởng của xỉ phốt pho đến tính chất của xi măng
» Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về tính chất hỗn hợp và cơ lý của xi măng sử dụng xỉ phốt pho. Nghiên cứu đánh giá trên loại xỉ phốt pho dạng hạt, đã được gia công nghiền mịn đến độ mịn >3.500 g/cm3. Các tính chất của xi măng được đánh giá thông qua các tiêu chuẩn TCVN hiện hành, tập trung một số chỉ tiêu đánh giá về thời gian đông kết và cường độ của xi măng. Ngoài ra, đánh giá thông qua một số chỉ tiêu khác như lượng nước tiêu chuẩn, tỷ lệ độ chảy, xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat.
Phát triển công nghệ loại bỏ 98% khí thải trong quá trình sản xuất xi măng
» Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học California - Los Angeles (UCLA) đã tạo ra một bước đột phá lớn trong ngành công nghiệp xi măng với quy trình sản xuất mới mang tên ZeroCAL, giúp giảm đến 98% lượng khí thải CO₂ so với các phương pháp truyền thống.
Trung Quốc phát triển gạch Mặt Trăng có độ bền cao
» Nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (HUST) đã sử dụng vật liệu mô phỏng đất trên Mặt Trăng được tàu vũ trụ Thường Nga 5 mang về để tạo ra những viên gạch có độ bền gấp 3 lần so với gạch đỏ hoặc gạch bê tông thông thường.