Nghiên cứu phụ gia để cứng hóa đất bùn nạo vét làm vật liệu san lấp
» Các nhà nghiên cứu ở Viện Thủy công (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam) đã chế tạo thành công phụ gia để cứng hóa đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng, góp phần thay thế nguồn cát đang ngày khan hiếm, đồng thời giảm bớt gánh nặng môi trường về đất bùn nạo vét.
Nghiên cứu và phát triển loại kính có khả năng tự lắp ráp và tự phục hồi
» Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Tel Aviv và Đại học Ben-Gurion (Israel) và Viện Công nghệ California (Mỹ) đã hợp tác nghiên cứu, phát hiện ra cách để tạo ra một loại kính mới bằng cách trộn nước với peptit, sản phẩm là kính tự lắp ráp và có khả năng tự phục hồi.
Đặc tính vữa xây dựng sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn thay thế một phần xi măng
» Việc sản xuất xi măng tiêu hao một nguồn lớn tài nguyên, đồng thời thải ra môi trường một lượng lớn khí CO₂ gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, quá trình sản xuất thép cũng thải ra một lượng lớn xỉ lò cao, chúng cần được tái sử dụng để không gây ảnh hưởng đến môi trường. Nghiên cứu này sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn để thay thế 0, 15, 30, 45 và 60% xi măng trong sản xuất vữa xây dựng.
Nghiên cứu xử lý tro đáy nhiệt điện trong sản xuất xi măng portland PCB 40
» Bài viết nhằm nghiên cứu tận dụng các nguồn phế phẩm tro đáy tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tro đáy là nguyên liệu phù hợp làm phụ gia trong sản xuất xi măng portland PCB 40 với hàm lượng sử dụng 4% khối lượng clinker đạt cường độ sau 28 ngày 40,3 MPa. Tro đáy giúp giảm sử dụng clinker, tài nguyên khoáng sản đá vôi, đất sét, nhiên liệu than đá, điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng khí thải trong quá trình sản xuất clinker và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu sản xuất vữa cường độ cao từ các nguồn vật liệu địa phương
» Nghiên cứu này đánh giá khả năng sử dụng tro bay là chất thải rắn được lấy từ nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 tại Thanh Hóa trong sản xuất vữa cường độ cao. 5 mẫu vữa được thiết kế với tỷ lệ nước/chất kết dính bằng 0,16 và sử dụng tro bay thay thế 0%, 15%, 30%, 45% và 60% xi măng theo khối lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng tro bay góp phần làm tăng độ chảy xòe, giảm khối lượng thể tích của vữa tươi, và giảm độ co ngót.
Trung Quốc phát triển loại VLXD có nguồn gốc sinh khối
» Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chế tạo một loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ sinh khối sử dụng DNA. Vật liệu này có thể giảm nhiệt độ cho các tòa nhà tới 16°C vào những ngày nắng nóng, ngay cả dưới bức xạ mặt trời mạnh.
Chế tạo cốt liệu tro bay và ứng dụng cốt liệu tro bay trong vữa xi măng
» Mục đích chính của nghiên cứu là chế tạo ra cốt liệu từ tro bay và sử dụng cốt liệu tro bay để thay thế một phần cốt liệu tự nhiên trong vữa. Nghiên cứu này, tro bay được kết hợp với xi măng, và thủy tinh lỏng, cốt liệu được sấy ở 100°C trong vòng 24 giờ đồng hồ để tạo độ cứng. Cốt liệu tro bay được sử dụng để thay thế cát theo tỉ lệ 0%, 10%, 30%, và 50% theo thể tích trong vữa xi măng. Độ chảy xòe và cường độ chịu nén của vữa tại hai điều kiện dưỡng hộ khác nhau được khảo sát.