Thanh Hóa: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vật liệu xây dựng
Quan tâm, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Xi măng Sài Sơn khuyến khích Đoàn viên phát huy sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất
Thời gian qua, Công đoàn khối sản xuất, thuộc Công ty CP Xi măng Sài Sơn đã chủ động phối hợp với ban Giám đốc Công ty tập trung chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua hăng say lao động sản xuất, đặc biệt là phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nhờ đó, đã có nhiều sáng kiến, cải tiến được người lao động mạnh dạn đề xuất và cho áp dụng mang lại hiệu quả cho sản xuất, giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Xi măng Tân Thắng Phát huy nội lực, khẳng định được vị thế trên thị trường
Ra đời ngay trong thời điểm khó khăn nhất khi phải vượt qua 2 năm 2020, 2021 sóng gió vì đại dịch Covid-19; song với đội ngũ những chuyên gia, kỹ sư hàng đầu trong ngành công nghiệp xi măng, công nhân được đào tạo chuyên sâu cùng dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại là chìa khóa giúp Xi măng Tân Thắng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm vượt trội, mẫu mã đẹp, bao gói đa dạng…
Hành trình phát triển ngành Xi măng gắn liền với Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ
Hành trình hơn 100 năm phát triển của ngành Xi măng Việt Nam, mỗi giai đoạn đều có những dấu ấn riêng, song đậm nét nhất là thời kỳ xi măng được phát triển theo tầm nhìn, định hướng, thể hiện qua mục tiêu, quan điểm, bước đi cụ thể của các Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành, chỉ đạo thực hiện.
Xi măng Đồng Lâm chú trọng xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường
Cho ra lò tấn xi măng đầu tiên từ cuối năm 2014, Xi măng Đồng Lâm đã nhanh chóng vươn lên trở thành một thương hiệu xi măng mạnh trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế; đáp ứng nhu cầu phân phối của khoảng 3.000 đại lý/cửa hàng vật liệu xây dựng trải dài từ Quảng Trị đến Bình Định và một phần các tỉnh Kon Tum - Gia Lai.
Vicem Bút Sơn đạt chi phí biến đổi tốt nhất Tổng Công ty Vicem
Năm 2021, do tác động của dịch bệnh Covid-19, thiên tai khiến nhu cầu xây dựng dân dụng giảm mạnh. Thêm vào đó các chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào như than, vỏ bao, xăng dầu… đồng loạt tăng giá làm cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Vicem Bút Sơn tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tăng cường đổi mới công nghệ, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất để giữ vững niềm tin của người tiêu dùng; nỗ lực tìm tòi nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mới có tính ứng dụng ngày càng cao…
Nhà máy Xi măng Vissai Ninh Bình khắc phục khó khăn, hoàn thành mục tiêu SXKD
Nhiều tháng gần đây giá cả các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá bán tăng thấp, tranh thủ sự hỗ trợ của Tập đoàn The Vissai, nhà máy Xi măng Vissai Ninh Bình đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp khắc phục để hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 1.000 lao động.