Quá trình đô thị hoá nhanh, sản xuất công nghiệp khai khoáng đã ảnh
hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và nhiều vấn đề có liên quan.Những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền của Quảng Ninh đều xác định công tác bảo vệ môi trường của Quảng Ninh đã có chuyển biến tích cực; ý thức của nhân dân và doanh nghiệp đã được nâng lên góp phần giải quyết và giảm thiểu những vấn đề ô nhiễm môi trường gây bức xúc.
Xây dựng quỹ bảo vệ môi trường
Do quá trình khai thác than kéo dài, những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm và là một nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch tại các vùng này. Các bãi thải (trong đó có nhiều bãi thải hình thành từ thời Pháp thuộc) chưa được cải tạo là nguồn sinh bụi, làm ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực, gây bồi lấp sông suối và đe doạ sự an toàn của các khu dân cư dưới vùng hạ lưu. Nhằm thực hiện tốt vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường, tỉnh và ngành Than đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp quản lý bảo vệ môi trường rất hiệu quả.
![]()
Công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin ra quân trồng cây trên bãi thải Nam Lộ Phong (TP Hạ Long).
Đặc biệt, từ nguồn kinh phí tập trung 1% trích từ hoạt động khai thác khoáng sản để bảo vệ và cải tạo môi trường, đã đem lại những hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng môi trường sống tại các khu dân cư. Bên cạnh nguồn kinh phí này, ngành Than cũng cho phép các doanh nghiệp thành viên trực tiếp chi 0,5% chi phí sản xuất cho các hoạt động cải thiện môi trường. Cùng với nguồn kinh phí tập trung trích từ hoạt động khai thác khoáng sản, tỉnh còn dành 1% tổng chi ngân sách địa phương hằng năm cho các hoạt động sự nghiệp môi trường. Với khoảng trên 1.000 tỷ đồng kinh phí bảo vệ môi trường mỗi năm đã từng bước khắc phục cơ bản được những tồn tại và những điểm nóng về môi trường do các hoạt động khai thác than, sản xuất điện, vật liệu xây dựng... gây ra. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại trong quá trình sản xuất công nghiệp gây ra cũng đã được giải quyết tới 90%, không còn tồn tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Từ nguồn vốn này, các địa phương đã chủ động bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường. Các công trình bảo vệ môi trường được đầu tư từ nguồn phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản như: Cải tạo, nạo vét suối Khe Dè, nâng cấp đường ra cảng Vũng Đục (TX Cẩm Phả); xây dựng bãi rác Vàng Danh, nạo vét, xây kè chống xói lở dòng sông Sinh (TP Uông Bí); xây dựng hồ Khe Cá (TP Hạ Long)... đã phát huy hiệu quả thiết thực, tạo cảnh quan môi trường khang trang, sạch sẽ tại các khu dân cư.
Xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
Vấn đề xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường đã được cộng đồng và các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia. Tại các khu, cụm dân cư đã hình thành nhiều tổ tự quản thu gom rác thải. Kinh phí hoạt động của các tổ thu gom này phần lớn là do người dân tự đóng góp đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung và cải thiện được chất lượng môi trường sống các khu dân cư.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn vị cá nhân cũng tham gia hoạt động thu gom rác thải góp phần làm sạch môi trường. Đặc biệt, Quảng Ninh còn thiết lập được hệ thống thu gom và xử lý rác thải trên biển tại khu vực Vịnh Hạ Long, ven bờ biển từ Bãi Cháy đến Hòn Gai. Từ những nỗ lực trên, tỷ lệ thu gom và xử lý lượng rác thải hàng ngày tại các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh đã đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 80%.
Tuy nhiên, là một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nên Quảng Ninh đã, đang và sẽ luôn phải đối mặt với các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nhất là quá trình khai thác than và đổ thải đất đá đã gây ra sự biến động về môi trường sinh thái và thay đổi bề mặt địa hình, hệ sinh thái rừng, ven biển... Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh là rất lớn, đòi hỏi tiếp tục có sự đầu tư lớn, có hiệu quả và cần sự nỗ lực của cả cộng đồng tham gia.
Với mục tiêu năm 2015, Quảng Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân của tỉnh đang nỗ lực cùng giải quyết các vấn đề còn tồn tại và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống để Quảng Ninh ngày càng phát triển xanh - sạch - đẹp.
Do quá trình khai thác than kéo dài, những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm và là một nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch tại các vùng này. Các bãi thải (trong đó có nhiều bãi thải hình thành từ thời Pháp thuộc) chưa được cải tạo là nguồn sinh bụi, làm ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực, gây bồi lấp sông suối và đe doạ sự an toàn của các khu dân cư dưới vùng hạ lưu. Nhằm thực hiện tốt vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường, tỉnh và ngành Than đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp quản lý bảo vệ môi trường rất hiệu quả.

Công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin ra quân trồng cây trên bãi thải Nam Lộ Phong (TP Hạ Long).
Đặc biệt, từ nguồn kinh phí tập trung 1% trích từ hoạt động khai thác khoáng sản để bảo vệ và cải tạo môi trường, đã đem lại những hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng môi trường sống tại các khu dân cư. Bên cạnh nguồn kinh phí này, ngành Than cũng cho phép các doanh nghiệp thành viên trực tiếp chi 0,5% chi phí sản xuất cho các hoạt động cải thiện môi trường. Cùng với nguồn kinh phí tập trung trích từ hoạt động khai thác khoáng sản, tỉnh còn dành 1% tổng chi ngân sách địa phương hằng năm cho các hoạt động sự nghiệp môi trường. Với khoảng trên 1.000 tỷ đồng kinh phí bảo vệ môi trường mỗi năm đã từng bước khắc phục cơ bản được những tồn tại và những điểm nóng về môi trường do các hoạt động khai thác than, sản xuất điện, vật liệu xây dựng... gây ra. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại trong quá trình sản xuất công nghiệp gây ra cũng đã được giải quyết tới 90%, không còn tồn tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Từ nguồn vốn này, các địa phương đã chủ động bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường. Các công trình bảo vệ môi trường được đầu tư từ nguồn phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản như: Cải tạo, nạo vét suối Khe Dè, nâng cấp đường ra cảng Vũng Đục (TX Cẩm Phả); xây dựng bãi rác Vàng Danh, nạo vét, xây kè chống xói lở dòng sông Sinh (TP Uông Bí); xây dựng hồ Khe Cá (TP Hạ Long)... đã phát huy hiệu quả thiết thực, tạo cảnh quan môi trường khang trang, sạch sẽ tại các khu dân cư.
Xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường
Vấn đề xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường đã được cộng đồng và các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia. Tại các khu, cụm dân cư đã hình thành nhiều tổ tự quản thu gom rác thải. Kinh phí hoạt động của các tổ thu gom này phần lớn là do người dân tự đóng góp đã tạo nên sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung và cải thiện được chất lượng môi trường sống các khu dân cư.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn vị cá nhân cũng tham gia hoạt động thu gom rác thải góp phần làm sạch môi trường. Đặc biệt, Quảng Ninh còn thiết lập được hệ thống thu gom và xử lý rác thải trên biển tại khu vực Vịnh Hạ Long, ven bờ biển từ Bãi Cháy đến Hòn Gai. Từ những nỗ lực trên, tỷ lệ thu gom và xử lý lượng rác thải hàng ngày tại các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh đã đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 80%.
Tuy nhiên, là một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nên Quảng Ninh đã, đang và sẽ luôn phải đối mặt với các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nhất là quá trình khai thác than và đổ thải đất đá đã gây ra sự biến động về môi trường sinh thái và thay đổi bề mặt địa hình, hệ sinh thái rừng, ven biển... Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường của tỉnh là rất lớn, đòi hỏi tiếp tục có sự đầu tư lớn, có hiệu quả và cần sự nỗ lực của cả cộng đồng tham gia.
Với mục tiêu năm 2015, Quảng Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân của tỉnh đang nỗ lực cùng giải quyết các vấn đề còn tồn tại và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống để Quảng Ninh ngày càng phát triển xanh - sạch - đẹp.
SJ (TH/ Báo Quảng Ninh)