Lò nung và tháp sấy - Nơi diễn ra quá trình phân huỷ chất thải.
Hiện nay, cả nước có 87 dây chuyền
sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô, theo công nghệ tháp trao đổi nhiệt và hồi lưu khí thải qua ống gió 3 từ máy làm nguội clinker. Nhưng cả nước mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép xử lý chất thải, chất thải nguy hại là Công ty Xi măng Insee (Kiên Giang), Công ty TNHH Sản xuất Xi măng Thành Công (Hải Dương) và Công ty Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa). Hai trong ba đơn vị này là xi măng liên doanh.
Tiềm năng xử lý chất thải trong ngành xi măng rất lớn, vì đây là giải pháp có nhiều lợi thế khi xử lý triệt để các loại chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, xử lý khối lượng lớn do tận dụng được lò đốt ở nhiệt độ cao sẵn có trong dây chuyền sản xuất, không đòi hỏi cao về phân loại rác, tỷ lệ thu hồi nhiệt cao, không phát thải thứ cấp và hệ thống giám sát khí thải liên tục 24/7, nhờ đó không cần các bãi chôn lấp, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Công nghệ
đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng phổ biến hiện nay với lợi thế về các đặc tính vốn có như nhiệt độ cao lên đến 2000°C, thời gian lưu cháy dài, môi trường kiềm. Các loại chất thải nguy hại sẽ được xử lý hoàn toàn triệt để. Năng lượng nhiệt thu hồi và các khoáng chất sẽ được trộn lẫn cùng clinker.
Công nghệ đồng xử lý của Insee Ecocycle.
Những yếu tố quan trọng này giúp giảm lượng khí CO
2 khi không phát sinh chất thải thứ cấp như tro và hạn chế muội than. Quá trình đồng xử lý có thể đem lại hiệu quả cao và an toàn đối với nhiều loại chất thải khác nhau, bao gồm:
- Chất thải nguy hại, có yếu tố độc: dung môi, bùn thải, thuốc trừ sâu, hạt nix…
- Chất thải không nguy hại: Lốp cao su, giày da may mặc, nhựa, hàng tiêu dùng, mĩ phẩm hủy, sản phẩm thải bỏ, tro bay, xỉ sắt - đồng - nhôm…
Sau đây là một số ưu điểm của
lò nung clinker xi măng trong việc đồng xử lý chất thải:
1. Nhiệt độ cao và ổn định (~ 2000°C)
2. Thời gian lưu cháy dài (gas ~ 8 giây, chất rắn: 30 phút)
3. Môi trường kiềm và quá trình tự lọc sạch khi có axit (với CaO)
4. Công suất lớn (hàng chục tấn chất thải/giờ)
5. Giám sát thời gian liên tục 24/7 qua phòng CCR
6. Giảm chất thải CO
2 và chất thải độc hại qua thiết bị đo
7. Không phát sinh chất thải thứ cấp như tro
8. Công nghệ xanh, phát triển bền vững.
Các loại chất thải nguy hại và không nguy hại sẽ được xử lý hoàn toàn triệt để. Năng lượng nhiệt thu hồi và các khoáng chất sẽ được trộn lẫn cùng clinker. Có thể nói, điều này giúp giảm lượng khí CO
2 khi không phát sinh chất thải thứ cấp như tro. Quá trình đồng xử lý đem lại hiệu quả cao và an toàn đối với nhiều loại chất thải.
Quy trình quản lý chất thải nguy hại trong quá trình đồng xử lý.
Lợi ích của mô hình cho kinh tế xã hội là rất lớn, nhưng hiện nay để triển khai nhân rộng mô hình các chủ đầu tư vấp phải nhiều khó khăn về pháp lý và sự đồng thuận của các cơ quan ban ngành.
Ví dụ như tại Vicem đang phải mua rác thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo và gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn phát thải, đầu tư mở rộng quy mô và tăng lượng chất thải xử lý. Theo quy định hiện nay, các đơn vị sản xuất xi măng không thuộc quy hoạch của địa phương về các cơ sở xử lý chất thải, chưa đáp ứng điều kiện xử lý chất thải nguy hại, đồng thời, chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng khuyến khích doanh nghiệp… Do đó, Vicem chưa tiếp cận trực tiếp được nguồn cấp tro, xỉ mà mua từ đơn vị cung cấp thương mại, chi phí logistic cao. Thậm chí, chi phí tro, xỉ về đến nhà máy cao hơn từ 5 - 8 lần giá sét.
Do đó, các Bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương… cần xem xét từng bước thí điểm xây dựng thị trường chất thải công nghiệp thông thường cạnh tranh. Xây dựng khung pháp lý về định mức phát thải, hình thành cơ chế tự phân loại, sơ chế chất thải tại nguồn khi thị trường tín dụng rác thải đi vào hoạt động. Đồng thời bổ sung quy định, chỉ dẫn về việc dán nhãn hiệu sản xuất xanh, thân thiện môi trường.
ximang.vn (TK/ Insee, Xây dựng)