Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải liên tục gia tăng tạo sức ép rất lớn. Quản lí chất thải và xử lí trở thành vấn đề mới mẻ và bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay đặc biệt là chất thải nguy hại như lốp cao su, sơn, chất thải bao bì, chất hấp thụ , giẻ lau, vật liệu lọc…
Trước sự gia tăng nhanh chóng của chất thải nguy hại (CTNH), công tác quản lý, xử lý hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Một số công nghệ đã được sử dụng để xử lí chất thải như: lò đốt tĩnh hai cấp, chôn lấp, hóa rắn (bê tông hóa), xử lí tái chế dầu thải, xử lí chất thải điện tử,…và một công nghệ cũng rất được quan tâm là đồng xử lí trong lò nung xi măng. Công nghệ đồng xử lí chất thải trong lò nung xi măng đã được áp dụng tại 70 nước trong đó có quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển,… nhưng tại Việt Nam nó còn khá mới mẻ.
![]()
Hiện nay, công nghệ trên đang được sử dụng trong hai nhà máy xi măng của Việt Nam là Công ty TNHH xi măng Holcim (Kiên Giang) và Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công. Phương pháp xử lí chất thải trong lò nung xi măng có nhiều ưu điểm lớn. Lò nung xi măng có môi trường hoạt động ở nhiệt độ cao nên hiệu suất tiêu hủy cao, xử lí được nhiều loại chất thải nguy hại, công suất lớn, có hiệu quả kinh tế do tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Bên cạnh đó, đồng xử lý tận dụng hệ thống sản xuất xi măng sẵn có nên tiết kiệm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng đòi hỏi công nghệ sản xuất xi măng hiện đại là lò quay khô, có tiền nung, cần nghiên cứu kỹ quá trình nạp chất thải vào lò để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất xi măng cũng như đảm bảo hiệu quả xử lý CTNH. Ngoài ra, một lý do mà các nhà máy xi măng ở Việt Nam chưa mặn mà với việc đồng xử lý là vì nỗi lo ảnh hưởng đến vấn đề thị trường như định kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm xi măng hoặc việc nghiên cứu triển khai đồng xử lý gây xao lãng trong cuộc đua giành thị phần xi măng. Bên cạnh đó, việc đồng xử lý còn vướng thủ tục pháp lý do việc triển khai đồng xử lý chưa rõ có phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý CTNH hay không.
Và còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại rác (năng suất tỏa nhiệt ổn định; dễ nạp liệu vào lò, cỡ liệu nạp và chi phí xử lý) cũng như tính ổn định của nguồn nguyên liệu này. Chính vì thế, công nghệ xử lí CTNH trong lò nung xi măng có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn rất nhiều rào cản để áp dụng một cách phổ biến tại Việt Nam. Cần có những nghiên cứu, đánh giá và một cơ chế phù hợp để xử lí CTNH bằng công nghệ lò nung xi măng để phổ biến rộng rãi công nghệ cho các doanh nghiệp sử dụng đem lại lợi ích kinh tế đạt hiệu quả cao.

Ảnh minh họa
Hiện nay, công nghệ trên đang được sử dụng trong hai nhà máy xi măng của Việt Nam là Công ty TNHH xi măng Holcim (Kiên Giang) và Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công. Phương pháp xử lí chất thải trong lò nung xi măng có nhiều ưu điểm lớn. Lò nung xi măng có môi trường hoạt động ở nhiệt độ cao nên hiệu suất tiêu hủy cao, xử lí được nhiều loại chất thải nguy hại, công suất lớn, có hiệu quả kinh tế do tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Bên cạnh đó, đồng xử lý tận dụng hệ thống sản xuất xi măng sẵn có nên tiết kiệm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng đòi hỏi công nghệ sản xuất xi măng hiện đại là lò quay khô, có tiền nung, cần nghiên cứu kỹ quá trình nạp chất thải vào lò để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất xi măng cũng như đảm bảo hiệu quả xử lý CTNH. Ngoài ra, một lý do mà các nhà máy xi măng ở Việt Nam chưa mặn mà với việc đồng xử lý là vì nỗi lo ảnh hưởng đến vấn đề thị trường như định kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm xi măng hoặc việc nghiên cứu triển khai đồng xử lý gây xao lãng trong cuộc đua giành thị phần xi măng. Bên cạnh đó, việc đồng xử lý còn vướng thủ tục pháp lý do việc triển khai đồng xử lý chưa rõ có phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án xử lý CTNH hay không.
Và còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại rác (năng suất tỏa nhiệt ổn định; dễ nạp liệu vào lò, cỡ liệu nạp và chi phí xử lý) cũng như tính ổn định của nguồn nguyên liệu này. Chính vì thế, công nghệ xử lí CTNH trong lò nung xi măng có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn rất nhiều rào cản để áp dụng một cách phổ biến tại Việt Nam. Cần có những nghiên cứu, đánh giá và một cơ chế phù hợp để xử lí CTNH bằng công nghệ lò nung xi măng để phổ biến rộng rãi công nghệ cho các doanh nghiệp sử dụng đem lại lợi ích kinh tế đạt hiệu quả cao.
PT(tổng hợp)