Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường xi măng

Bối cảnh KTXH trong nước ảnh hưởng tới ngành Xi măng Việt Nam 7 tháng đầu năm

18/08/2022 2:55:45 PM

Tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2022 của nước ta hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng dầu; áp lực lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. 

• Các chỉ số kinh tế vĩ mô

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn cùng kỳ năm 2021 (5,74%); trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 7,7%, đóng góp 48,33% vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2022.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm 2021; lạm phát tăng 1,25%.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.301,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021.

• Cơ chế, chính sách

Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình; Chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai các giải pháp bình ổn giá vật liệu xây dựng tại công văn số 2360/VPCP- CN ngày 15/4/2022.

Tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (29,02%).

• Biến động giá cả nguyên nhiên vật liệu

Giá cả nguyên nhiên vật liệu như: xăng, dầu, than… tiếp tục tăng cao, đặc biệt giá than nhập khẩu bình quân tháng 6/2022 khoảng 397,63 USD/tấn (tăng khoảng 133,6% so với thời điểm tháng 12/2021 là 170,23 USD/tấn, có thời điểm trong tháng 5/2022 tăng lên đến 490 USD/tấn), đồng thời nguồn cung khan hiếm.
 
 
Đối với giá than trong nước 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn TKV đã điều chỉnh tăng giá bán 3 lần (lần 1 tăng khoảng 10% từ ngày 18/3/2022, lần 2 tăng 10 - 15% từ ngày 27/4/2022 và lần 3 từ ngày 08/6/2022 tăng thêm khoảng 15% đối với một số chủng loại than). Như vậy, tính đến thời điểm tháng 6/2022, giá than của Tập đoànTKV đã tăng khoảng 40 - 45% so với thời điểm tháng 12/2021; 

Giá xăng dầu Thế giới bình quân tại thời điểm 30/6/2022 khoảng 116,3 USD/thùng (tăng khoảng 47% so với thời điểm 31/12/2021) và giá xăng dầu trong nước bình quân tại thời điểm 30/6/2022 tăng khoảng 41% so với thời điểm 31/12/2021 (riêng giá dầu Diesel tăng gần 71%) đã kéo theo sự gia tăng của chi phí cước vận tải và logistics.

Biến động thị trường vốn

Mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng tăng trong khi tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bị hạn chế dẫn đến một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Biến động thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán quý II, các mã cổ phiều ngành xi măng đã có sự điều chỉnh giảm khá sâu. Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu tăng cao như: than, dầu, thạch cao... dẫn đến giá thành sản xuất tăng và lợi nhuận giảm nghiêm trọng.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, áp lực giá đầu vào sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất gặp áp lực lớn để duy trì như hiện nay, gây ảnh hưởng lớn đến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp.


Quý I, các doanh nghiệp xi măng đã công bố kết quả không mấy khả quan. Công ty CP Xi măng Hà Tiên (HT1), mặc dù doanh thu quý I tăng trưởng, nhưng lợi nhuận vẫn giảm gần 74% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 25 tỷ đồng. Đây cũng là quý mà Công ty có lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2018. Tương tự, Công ty CP Vicem Thạch cao Xi măng (TXM) quý I lỗ thêm gấp đôi so với cùng kỳ 2021 và là mức lỗ nặng nhất 13 năm qua.

Hay như Công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân (HVX) ghi nhận doanh thu giảm hơn 17%, lợi nhuận sau thuế giảm 8% so với quý đầu năm ngoái.

Trong khi đó, lãi sau thuế của Công ty CP Xi măng Vicem Hoàng Mai (HOM) nhích nhẹ so với cùng kỳ, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh lại giảm đến 93%, chỉ ở mức 19 triệu đồng. Lãi của doanh nghiệp này chủ yếu đến từ khoản lợi nhuận khác tăng đột biến gấp 3 lần.

Sau thời gian dài tăng trưởng, cổ phiếu xi măng đã bị điều chỉnh giảm mạnh, và luôn nằm trong nhóm các nhà đầu tư bán ra.
Cụ thể, tính từ đầu năm đến chốt phiên 21/6, cổ phiếu HT1 đã giảm hơn 38% về 14.750 đồng/cp, cổ phiếu TXM giảm gần 81% về 4.700 đồng/cp, cổ phiếu HVX giảm gần 45% về 4.000 đồng/cp, cổ phiếu HOM giảm hơn 26% về 6.900 đồng/cp…

Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp xi măng cũng đã công bố kế hoạch lợi nhuận trước thuế đầy tham vọng với các mức tăng trưởng lớn như Xi măng Vicem Hoàng Mai với lợi nhuận 15 tỷ đồng, tăng 455,7% so với năm 2021; Xi măng Vicem Bút Sơn (BTS) lợi nhuận ước đạt 83 tỷ đồng, tăng 48,6%; Xi măng Bỉm Sơn (BCC) là 200 tỷ đồng, tăng 42,7%...

Mặc dù kỳ vọng lợi nhuận các doanh nghiệp xi măng tăng trưởng mạnh trong năm 2022, song nhiều chuyên gia nhận định, ngành xi măng vẫn còn gặp nhiều rủi ro trước mắt.

Nhận định về cổ phiếu xi măng trong thời gian tới, VNDirect đánh giá, mức P/E forward (dựa trên kế hoạch năm 2022) của ngành vẫn ở mức khá cao khoảng 17 - 20x. Theo đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp xi măng như Xi măng Hà Tiên hay Xi măng Bỉm Sơn hiện đang được giao dịch ở mức rất cao, dao động trong khoảng 22 - 25x, cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành 3 năm là 7x - 10x.

• Đầu tư công và thị trường BĐS

Một trong những chỉ đạo trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 chính là tập trung giải ngân vốn đầu tư công. Đây là tiền đề quan trọng để các tỉnh, thành phố tăng cường các giải pháp thúc đẩy đầu tư công, tạo đà để thúc đẩy thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng tăng trưởng.

Các dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt là các dự án cao tốc Bắc - Nam có tiến độ hoàn thành vào năm 2022 này, như dự án cao tốc đoạn Mai Sơn - quốc lộ (QL) 45, Phan Thiết - Dầu Giây, các nhà thầu đều tăng nhân lực, thiết bị, bứt tốc thi công ngày đêm để đáp ứng kế hoạch vốn được Bộ Giao thông vận tải giao.

Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo điều chuyển hạng mục công trình từ nhà thầu yếu kém sang nhà thầu đủ năng lực; đồng thời, chỉ cho phép các ban quản lý dự án giữ lại 5% tiền bảo hành công trình, không giữ 2% tiền phục vụ quyết toán công trình để giúp nhà thầu bảo đảm năng lực tài chính, tăng khối lượng giải ngân dự án.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Kho bạc Nhà nước đã linh hoạt trong kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư với 2 cơ chế là “Kiểm soát trước, thanh toán sau” và “Thanh toán trước, kiểm soát sau”. Đồng thời, rút ngắn thời gian thanh toán từ 4 ngày xuống còn 1 ngày với khoản tạm ứng và 80% khoản thanh toán khối lượng hoàn thành. Đối với các khoản thanh toán còn lại, Kho bạc Nhà nước quy định tối đa không quá 3 ngày làm việc.

Quý II/2022, thị trường BĐS vẫn phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề từ quỹ đất, nguồn vốn, pháp lý… Đặc biệt trong tháng 5, 6 nhiều phân khúc đang có dấu hiệu chững lại, các giao dịch hạn chế, đa số dự án bất động sản ở trạng thái “án binh bất động”.
Viện Kinh tế Xây dựng cho rằng, nguồn cung mới của tất cả các phân khúc trong 6 tháng đầu năm đều hạn chế, giá bán bất động sản tiếp tục tăng mạnh từ đất nền đến căn hộ, biệt thự.... song thanh khoản của các sản phẩm lại không tăng.
 
Bên cạnh đó, một số “ông lớn” trong ngành bị rơi vào vòng lao lý do những sai phạm, chính sách kiểm soát tín dụng, kiểm soát phát trái phiếu doanh nghiệp quá chặt của ngân hàng Nhà nước hay các dự thảo sửa đổi về thời hạn sở hữu chung cư, thu thuế bất động sản…

Trong quý II/2022, một số phân khúc bất động sản có biểu hiện chậm lại, nổi bật như phân khúc căn hộ, biệt thự, nhà phố, đất nền; các giao dịch hạn chế hơn; doanh nghiệp khó khăn trong việc triển khai dự án vì khát vốn, thậm chí là “treo”; nhà đầu tư đến người có nhu cầu thực rất hoang mang.

Ở góc độ tích cực, việc thị trường chậm lại sau nhiều biến cố cũng là cơ hội để đánh giá lại mọi vấn đề, từ tốc độ phát triển, khả năng cung ứng của các phân khúc, năng lực nhà đầu tư… Từ đó, giúp thị trường minh bạch và ổn định hơn. 

Thị trường xi măng trong nước 6 tháng đầu năm 2022


Nhu cầu xi măng trong nước không tăng do ảnh hưởng của giá cả vật liệu xây dựng như: thép, gạch, cát, đá,… tăng mạnh làm giãn/hoãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thương hiệu xi măng trong nước.
Hàng loạt dự án cao tốc được triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025 phần nào giúp ngành xi măng giải tỏa áp lực quá lớn về tồn kho, trong bối cảnh xây dựng dân dụng khu vực dân cư, các dự án BĐS bị thu hẹp.

Thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc suy giảm; Chính sách bảo hộ sản xuất xi măng tại Philippines (áp dụng thuế chống bán phá giá đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam); Cạnh tranh xuất khẩu xi măng, clinker từ các thị trường có nguồn cung dư thừa tại khu vực Trung Đông (UAE, Iran, Pakistan), Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan) và giá cước vận chuyển xi măng sang một số khu vực tăng cao.
 
(Trích Báo cáo Tổng hợp ngành Xi măng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022)
ximang.vn 

 

Các tin khác:

Bối cảnh kinh tế Thế giới ảnh hưởng tới ngành Xi măng Việt Nam trong 7 tháng qua ()

Top 6 thương hiệu xi măng xây dựng tốt nhất thị trường ()

Tồn kho xi măng - Thách thức lớn đối với tăng trưởng ()

Tháng 7: Tiêu thụ xi măng giảm do áp lực cạnh tranh về giá và giá than tăng cao ()

6 tháng: Tiêu thụ xi măng trong nước đạt gần 32 triệu tấn ()

6 tháng: Xi măng Sông Lam xuất khẩu đạt hơn 2,28 triệu tấn xi măng ()

Nhiều nhà máy xi măng đang tính đến phương án dừng lò sản xuất ()

Xuất khẩu xi măng giảm cả về lượng và giá trị trong 2 quý đầu năm ()

Xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc và Philippines giảm mạnh ()

Áp lực từ thị trường xuất khẩu xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?