Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Tái cấu trúc doanh nghiệp xi măng theo chiều sâu

18/03/2014 2:42:07 PM

Đã qua thời gian ngành xi măng phát triển theo chiều rộng, để tồn tại trong giai đoạn khó khăn chung này, các doanh nghiệp cần định hướng phát triển cho mình theo hướng chất và lượng.

Từ Nhà máy Xi măng Hải Phòng ở ngã ba sông Cấm và kênh đào Hạ Lý - cái nôi đầu tiên của Xi măng Việt Nam - đến nay chúng ta đã có hàng loạt nhà máy xi măng hiện đại, tạo công ăn việc làm cho hơn 60 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp, nộp ngân sách hàng năm hàng nghìn tỷ đồng.


Đã đến lúc ngành Xi măng cần tạo “bước nhảy” để chuyển sang “chất” và “lượng” mới, kết thúc giai đoạn phát triển theo chiều rộng, bước vào giai đoạn mới phát triển theo chiều sâu, bền vững hơn.

Nói như ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vụ VLXD: Ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã chứng tỏ xuất sắc vai trò làm chủ nguồn cung, đáp ứng tốt mục tiêu là “bánh mì” cho ngành Xây dựng và nhu cầu của xã hội, phát huy giá trị nguồn tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Từ năm 1991 đến nay, ngành Xi măng phát triển nhanh và đến nay tổng công suất thiết kế tăng trên 20 lần, đạt gần 70 triệu tấn (năm 2014), Việt Nam trở thành nước đứng đầu ASEAN về sản lượng xi măng. Từ một nước nhập khẩu xi măng, đến năm 2010 chúng ta đã tự sản xuất xi măng phục vụ trong nước, đáp ứng một phần xuất khẩu, đó là một nỗ lực lớn. Mặc dù được đánh giá là một trong những ngành sử dụng công nghệ thuộc hàng hiện đại tiên tiến trên thế giới nhưng trong sự phát triển không ngừng của ngành VLXD, Xi măng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới về chất, tái cấu trúc để phát triển bền vững.

Ông Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam cho rằng: Từ trước đến nay chúng ta đã đầu tư, phát triển theo chiều rộng nhưng chưa sâu, giờ đã đến lúc ngành Xi măng cần tái cấu trúc, phát triển theo chiều sâu, bền vững để hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường, tức là kinh tế thì hiệu quả, về mặt xã hội thì bảo vệ cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường.

Theo ông Huynh, bên cạnh những nhà máy hiện đại được đầu tư công nghệ EU, G7 vẫn còn nhà máy sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Vì vậy, để tái cấu trúc thành công, ngành xi măng cần tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, loại bỏ công nghệ lạc hậu. Phát triển Xi măng cần theo quy hoạch khoa học, thực tiễn và tính toán lâu dài. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ khoa học, sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp giảm chi phí vật chất, giảm tiêu hao điện, than… nâng cao năng suất lao động và sản xuất ra sản phẩm (xi măng và clinker) chất lượng cao. Đặc biệt, chúng ta sẽ tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản. Kinh nghiệm các nước cho thấy, hiện đại hóa ngành Xi măng cần tỷ lệ kỹ sư cao hơn công nhân, bởi hầu hết các công đoạn sản xuất đều điều khiển tự động, ít sử dụng lao động trực tiếp. “Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước, chúng ta phải đào tạo đội ngũ nhân lực XM đạt trình độ cao, thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ kỹ sư, chuyên gia đầu ngành…, làm sao đến năm 2020 có 6.000 kỹ sư xi măng” - ông Huynh nhấn mạnh.

Đi trước đón đầu, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đang nỗ lực chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Vicem Lương Quang Khải, trong 2 năm 2014 và 2015 Vicem sẽ tập trung cấu trúc vốn, chuẩn bị nền tảng cơ bản để chính thức phát triển theo chiều sâu từ sau năm 2015.

Hiện tất cả các nhà máy thuộc Vicem đều được thiết kế sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn Mỹ. Nguyên liệu, chất lượng clinker… đều tiệm cận tiêu chuẩn Mỹ. Các sản phẩm trong nước và xuất khẩu của Vicem như OPC40, PC40 đều đạt tiêu chuẩn châu Âu EN 197-1:2000 và C150-09 ASTM TYPEI. Vấn đề còn lại mà Vicem cần tập trung trong thời gian tới là nâng cao trình độ quản lý sản xuất, đào tạo đội ngũ nhân lực đạt trình độ quốc tế…

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung
“Chúng ta sản xuất phải tiết kiệm tài nguyên. Trong VLXD nói chung và XM nói riêng đang có xu hướng sử dụng phế thải xây dựng từ tháo dỡ nhà cửa để tái sản xuất XM. Thế giới đang chuyển động, Việt Nam đi chậm hơn nhưng chúng ta cũng phải bắt kịp xu thế này”.

SJ (TH/ Báo Xây dựng)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?