Trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Geleximco, sản xuất công
nghiệp đang trở thành mũi nhọn với việc đầu tư vào nhiều công trình và
dự án công nghiệp lớn như: Nhà máy Xi măng Thăng Long, dự án Khu đô thị
mới dầu khí - Geleximco...
Xi măng, nhiệt điện: những ngành công nghiệp mũi nhọn
Trong lĩnh vực sản xuất xi măng, Geleximco đang tham gia xây dựng và vận hành 3 nhà máy gồm Nhà máy Xi măng Thăng Long, Nhà máy Xi măng Thăng Long 2 và Nhà máy Xi măng An Phú, với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD và tổng công suất thiết kế 6.5 triệu tấn xi măng/năm.
![]()
Nhà máy xi măng Thăng Long của Tập đoàn Geleximco.
Nhà máy sản xuất Xi măng Thăng Long có tổng mức đầu tư hơn 6,000 tỷ đồng bao gồm một nhà máy xi măng tại Quảng Ninh và một trạm nghiền đặt tại Hiệp Phước – huyện Nhà Bè – TP.HCM. Nhà máy và trạm nghiền được đầu tư thiết bị và công nghệ của hãng Polysius thuộc tập đoàn danh tiếng Thyssenkrupp - CHLB Đức với công suất thiết kế khoảng 6,000 tấn clinker/ngày, tương đương 2.3 triệu tấn xi măng/năm.
Geleximco chính là cổ đông sáng lập của Xi măng Thăng Long. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, Geleximco quyết định bán 70% cổ phần của Xi măng Thăng Long cho tập đoàn Semen Gresik (Indonesia). Sự tham gia của Semen Indonesia đã đưa vốn điều lệ của Xi măng Thăng Long từ 1,750 tỷ đồng lên 4,200 tỷ đồng.
Bên cạnh hai ngành mũi nhọn là xi măng, Geleximco còn đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng khi góp vốn xây dựng nhà máy nhiệt điện Thăng Long tại Quảng Ninh, có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 triệu USD cho hai tổ máy với tổng công suất 600MW. Nhà máy này dự tính đi vào hoạt động trong năm 2018, cùng với các Nhà máy Xi măng Thăng Long và Thăng Long 2 tại Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh sẽ hình thành Tổ hợp Công nghiệp Điện và Xi măng Thăng Long.
Bất động sản: những dự án nghìn tỷ
Tên tuổi của Geleximco gắn liền với những dự án lớn với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Có thể kể đến một số dự án như Dự án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco. Đây là dự án do Geleximco và Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 10,322 tỷ đồng. Khu đô thị mới Dầu khí – Geleximco có quy mô diện tích 192,37 ha, thuộc hai xã Đông La và La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 4/2011 đến đầu năm 2020.
Dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế và Khu nhà ở thấp tầng với vốn đầu tư 1,016 tỷ đồng hay Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn tại huyện Hoài Đức và hai bên đường Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Đông (Hà Nội) với diện tích 135 ha, tổng mức đầu tư 3,000 tỷ đồng…
Tuy nhiên không phải dự án nào của Geleximco cũng thành công như mong đợi. Dự án Hòa Lạc – Hòa Bình là một minh chứng cho điều đó.
![]()
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình (đoạn qua Hòa Bình) được khởi công vào tháng 10/2010. Đoạn đường qua tỉnh Hòa Bình dài hơn 20 km do Geleximco làm chủ đầu tư kiêm nhà thầu chính, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT). Đây được xem là công trình đổi đất lấy hạ tầng lớn nhất khu vực phía Bắc ở thời điểm hiện nay.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên hiện nay, tiến độ xây dựng, công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng đều chậm, thiếu vốn thực hiện dự án. Còn chủ đầu tư Geleximco đã chính thức lên tiếng xin dừng triển khai vì tính hiệu quả của dự án. Gleximco cho rằng quỹ đất đối ứng cho dự án của cả tỉnh Hòa Bình và Hà Nội không đủ để hoàn vốn cho nhà đầu tư khi hoàn thành xây dựng tuyến đường. Theo như thỏa thuận, Gleximco được Hòa Bình bố trí cho 3 dự án đối ứng là khu đô thị Yên Quang 150 ha, khu đô thị Trung Minh 130 ha, sân golf Trung Minh 36 lỗ. Dự án đối ứng trên địa bàn thành phố Hà Nội dự kiến là khu đô thị Nam Láng - Hòa Lạc có diện tích 600 ha.
Theo tính toán của Geleximco, tổng mức đầu tư dự án dài khoảng 33 km vào khoảng 18,000 tỷ đồng, trong đó đoạn qua Hòa Bình cần 6,745 tỷ đồng và đoạn qua thành phố Hà Nội cần 11,021 tỷ đồng. Đến hết tháng 1/2012, tổng số tiền Geleximco đã giải ngân cho dự án trên địa bàn Hòa Bình là 187.92 tỷ đồng và từ đó đến nay thì nhà đầu tư chưa chuyển thêm kinh phí nào cho dự án.
Trong lĩnh vực sản xuất xi măng, Geleximco đang tham gia xây dựng và vận hành 3 nhà máy gồm Nhà máy Xi măng Thăng Long, Nhà máy Xi măng Thăng Long 2 và Nhà máy Xi măng An Phú, với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD và tổng công suất thiết kế 6.5 triệu tấn xi măng/năm.

Nhà máy xi măng Thăng Long của Tập đoàn Geleximco.
Nhà máy sản xuất Xi măng Thăng Long có tổng mức đầu tư hơn 6,000 tỷ đồng bao gồm một nhà máy xi măng tại Quảng Ninh và một trạm nghiền đặt tại Hiệp Phước – huyện Nhà Bè – TP.HCM. Nhà máy và trạm nghiền được đầu tư thiết bị và công nghệ của hãng Polysius thuộc tập đoàn danh tiếng Thyssenkrupp - CHLB Đức với công suất thiết kế khoảng 6,000 tấn clinker/ngày, tương đương 2.3 triệu tấn xi măng/năm.
Geleximco chính là cổ đông sáng lập của Xi măng Thăng Long. Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, Geleximco quyết định bán 70% cổ phần của Xi măng Thăng Long cho tập đoàn Semen Gresik (Indonesia). Sự tham gia của Semen Indonesia đã đưa vốn điều lệ của Xi măng Thăng Long từ 1,750 tỷ đồng lên 4,200 tỷ đồng.
Bên cạnh hai ngành mũi nhọn là xi măng, Geleximco còn đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng khi góp vốn xây dựng nhà máy nhiệt điện Thăng Long tại Quảng Ninh, có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 800 triệu USD cho hai tổ máy với tổng công suất 600MW. Nhà máy này dự tính đi vào hoạt động trong năm 2018, cùng với các Nhà máy Xi măng Thăng Long và Thăng Long 2 tại Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh sẽ hình thành Tổ hợp Công nghiệp Điện và Xi măng Thăng Long.
Bất động sản: những dự án nghìn tỷ
Tên tuổi của Geleximco gắn liền với những dự án lớn với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Có thể kể đến một số dự án như Dự án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco. Đây là dự án do Geleximco và Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 10,322 tỷ đồng. Khu đô thị mới Dầu khí – Geleximco có quy mô diện tích 192,37 ha, thuộc hai xã Đông La và La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 4/2011 đến đầu năm 2020.
Dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế và Khu nhà ở thấp tầng với vốn đầu tư 1,016 tỷ đồng hay Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn tại huyện Hoài Đức và hai bên đường Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Đông (Hà Nội) với diện tích 135 ha, tổng mức đầu tư 3,000 tỷ đồng…
Tuy nhiên không phải dự án nào của Geleximco cũng thành công như mong đợi. Dự án Hòa Lạc – Hòa Bình là một minh chứng cho điều đó.

Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình (đoạn qua Hòa Bình) được khởi công vào tháng 10/2010. Đoạn đường qua tỉnh Hòa Bình dài hơn 20 km do Geleximco làm chủ đầu tư kiêm nhà thầu chính, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư theo hình thức xây dựng-chuyển giao (BT). Đây được xem là công trình đổi đất lấy hạ tầng lớn nhất khu vực phía Bắc ở thời điểm hiện nay.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên hiện nay, tiến độ xây dựng, công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng đều chậm, thiếu vốn thực hiện dự án. Còn chủ đầu tư Geleximco đã chính thức lên tiếng xin dừng triển khai vì tính hiệu quả của dự án. Gleximco cho rằng quỹ đất đối ứng cho dự án của cả tỉnh Hòa Bình và Hà Nội không đủ để hoàn vốn cho nhà đầu tư khi hoàn thành xây dựng tuyến đường. Theo như thỏa thuận, Gleximco được Hòa Bình bố trí cho 3 dự án đối ứng là khu đô thị Yên Quang 150 ha, khu đô thị Trung Minh 130 ha, sân golf Trung Minh 36 lỗ. Dự án đối ứng trên địa bàn thành phố Hà Nội dự kiến là khu đô thị Nam Láng - Hòa Lạc có diện tích 600 ha.
Theo tính toán của Geleximco, tổng mức đầu tư dự án dài khoảng 33 km vào khoảng 18,000 tỷ đồng, trong đó đoạn qua Hòa Bình cần 6,745 tỷ đồng và đoạn qua thành phố Hà Nội cần 11,021 tỷ đồng. Đến hết tháng 1/2012, tổng số tiền Geleximco đã giải ngân cho dự án trên địa bàn Hòa Bình là 187.92 tỷ đồng và từ đó đến nay thì nhà đầu tư chưa chuyển thêm kinh phí nào cho dự án.
SJ (TH/ Công lý)