(ximang.vn) Vật liệu xây dựng không nung không còn quá xa lạ trong các công trình xây dựng trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tại các nước đã và đang phát triển đều khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong xây dựng là xu hướng tất yếu của tương lai.
>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P1)
>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P2)
>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P3)
Ngoài ra, còn có khoảng 14 dây chuyền sản suất bê tông chưng áp (sản phẩm chính là gạch) với thiết bị sản suất chủ yếu của Trung quốc đã đi vào sản suất với tổng công suất 1,6 tỷ viên/năm.
Như vậy, năng lực sản xuất của ngành sản suất VLXD là rất lớn, vượt trên mức dự báo của Chính phủ và Bộ Xây dựng về sản suất vật liệu không nung, thừa khả năng đáp ứng thị phần dự báo về loại vật liệu này. Trong những năm qua, với những diễn biến trên thị trường cả nước đã làm cho mọi người và đặc biệt những nhà quản lý cảm thấy một điều dường như xã hội đã huy động quá nhanh một nguồn vốn lớn tới hàng ngàn tỷ đồng và đã xây dựng nhiều dây chuyền sản suất, đưa ra thị trường một khối lượng lớn sản phẩm vẫn còn chưa thân thuộc với người tiêu dùng.
Việc tập trung đầu tư quá lớn vào xây dựng các dây chuyền sản xuất VLKN này khiến người ta liên tưởng đến một trong những nguyên nhân tương tự dẫn đến “Cơn sốt đầu tư xi măng” hồi đầu thế kỷ 21, gây ra cuộc khủng hoảng thừa giữa cung và cầu, làm cho nhiều dự án xây dựng phải đắp chiếu và nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. Mặc dù, đã có một số ý kiến lạc quan đánh giá mức độ tận dụng công suất hệ thống sản suất VLKN này có thể đạt tới 80% công suất, nhưng căn cứ vào các số liệu thống kê của các địa phương, thì mức tận dụng công suất cao nhất chỉ có thể đạt được ở các thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Đà Nẵng, và cũng chỉ có một vài nhà máy đạt 60 – 70 % năng suất. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng vốn lớn của xã hội đã và đang bị “Bỏ quên”, nếu không muốn nói là đã và đang bị “Lãng phí”.
(Còn nữa)
>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P2)
>> Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P3)

Ngoài ra, còn có khoảng 14 dây chuyền sản suất bê tông chưng áp (sản phẩm chính là gạch) với thiết bị sản suất chủ yếu của Trung quốc đã đi vào sản suất với tổng công suất 1,6 tỷ viên/năm.
Như vậy, năng lực sản xuất của ngành sản suất VLXD là rất lớn, vượt trên mức dự báo của Chính phủ và Bộ Xây dựng về sản suất vật liệu không nung, thừa khả năng đáp ứng thị phần dự báo về loại vật liệu này. Trong những năm qua, với những diễn biến trên thị trường cả nước đã làm cho mọi người và đặc biệt những nhà quản lý cảm thấy một điều dường như xã hội đã huy động quá nhanh một nguồn vốn lớn tới hàng ngàn tỷ đồng và đã xây dựng nhiều dây chuyền sản suất, đưa ra thị trường một khối lượng lớn sản phẩm vẫn còn chưa thân thuộc với người tiêu dùng.
Việc tập trung đầu tư quá lớn vào xây dựng các dây chuyền sản xuất VLKN này khiến người ta liên tưởng đến một trong những nguyên nhân tương tự dẫn đến “Cơn sốt đầu tư xi măng” hồi đầu thế kỷ 21, gây ra cuộc khủng hoảng thừa giữa cung và cầu, làm cho nhiều dự án xây dựng phải đắp chiếu và nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. Mặc dù, đã có một số ý kiến lạc quan đánh giá mức độ tận dụng công suất hệ thống sản suất VLKN này có thể đạt tới 80% công suất, nhưng căn cứ vào các số liệu thống kê của các địa phương, thì mức tận dụng công suất cao nhất chỉ có thể đạt được ở các thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Đà Nẵng, và cũng chỉ có một vài nhà máy đạt 60 – 70 % năng suất. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng vốn lớn của xã hội đã và đang bị “Bỏ quên”, nếu không muốn nói là đã và đang bị “Lãng phí”.
(Còn nữa)
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng số 1 năm 2016)