Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Vật liệu xây dựng không nung - Hiện tại và tương lai (P1)

03/10/2016 11:51:31 AM

(ximang.vn) Vật liệu xây dựng không nung không còn quá xa lạ trong các công trình xây dựng trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tại các nước đã và đang phát triển đều khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong xây dựng là xu hướng tất yếu của tương lai.

1. Vật liệu xây dựng không nung và xu thế toàn cầu

Đây là loại vật liệu xây dựng được hình thành không cần tới bất kỳ hình thức đốt cháy, nung luyện trực tiếp nào của con người. Nói đến vật liệu xây không nung người ta thường chủ yếu nói đến gạch không nung được hình thành trên cơ sở hỗn hợp xi măng với các vật liệu khác. Tuy nhiên, vật liệu không nung sử dụng trong xây dựng có nhiều loại hình thành sẵn có trong tự nhiên như thạch cao, đá granite, đá ong... 

Sự hình thành loại vật liệu không nung do con người tạo ra đã có từ lâu, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh trên cơ sở phát minh của các nhà khoa học Âu Mỹ và được ứng dụng đầu tiên vào sản suất gạch bê tông chưng áp, đó là vào năm 1880 khi nhà khoa học người Đức là Michaelis được cấp bằng phát minh về kiểm soát quá trình chưng áp và năm 1888 một nhà khoa học người Séc đã thí nghiệm thành công phương pháp tạo thông khí (aerating) trong bê tông bằng CO2.
 

Năm 1914, hai khoa học gia người Mỹ cũng tạo ra một hỗn hợp vật liệu nhẹ với xi măng bằng cách sử dụng bột nhôm và hydroxit canxi và đây chính là khởi đầu cho ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp loại bê tông chưng áp (ACC) vào năm 1920 bởi một nhà khoa học người Thụy điển là Axel Eriksson, ông đã có một phát minh nhảy vọt để sản suất AAC theo phương pháp tạo thông khí trong hỗn hợp bột đá vôi và đá phiến (còn được gọi là “Công thức vôi”). 

Ứng dụng sản suất bê tông khí chưng áp với việc sử dụng vật liệu rẻ tiền đó có một tác động thương mại tích cực. Nhiều doanh nghiệp tìm cách có được phát minh này để ứng dụng sản suất gạch với quy mô công nghiệp phục vụ cho các yêu cầu quân sự cũng như dân sự. Năm 1929, nhà máy sản suất VLKN đầu tiên của châu Âu được xây dựng tại Thụy Điển và sản phẩm gạch mang tên Yxhult ra đời tại nhà máy Yxhults Stenhuggeri Aktibolag. 

Với nhiều lợi ích đem lại cho xã hội, vật liệu không nung nhanh chóng được chú trọng và là xu thế phát triển chủ yếu trong xây dựng tại châu Âu trong những năm của thập niên 30 trước Thế chiến 2. Đặc biệt, loại vật liệu này đã tạo ra một kỷ nguyên mới phát triển rất mạnh do nhu cầu tái thiết châu Âu sau Thế chiến (1945) và lan sang các khu vực khác như Mỹ, châu Úc, Trung Đông, Châu Á (Trung quốc - 1980). Theo ước tính, tới năm 2014, thế giới đã có khoảng 3000 nhà máy lớn sản suất VLKN. Đến nay, năng lực sản suất toàn cầu hàng năm đạt hàng tỷ mét khối AAC và một số lượng khổng lồ gạch AAC.

Trong xu thế phát triển và ứng dụng toàn cầu hiện nay, vật liệu không nung đã và đang được sử dụng để sản xuất ra các dòng sản phẩm như:

- Bê tông bọt;

- Bê tông Polymer;

- Gạch xi măng cốt liệu;

- Gạch bê tông nhẹ;

- Gạch papanh;

- Gạch bê tông thủ công;

- Gạch ống;

- Gạch polyme hóa;

- Sản phẩm dạng tấm, dầm...

2. Sản suất và tiêu thụ vật liệu không nung ở Việt nam

a. Sản suất vật liệu không nung

Mặc dù, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung được sử dụng đa dạng trên thế giới nhưng, ở Việt nam, thực trạng sản xuất và sử dụng VLKN vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, mới chỉ phát triển ứng dụng chủ yếu cho sản suất gạch, những sản phẩm dạng tấm, panel, dầm.... Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân đến từ khâu thiết kế, tới những lý do pháp lý hay do sự thiếu hiểu biết về vật liệu của người tiêu dùng và thói quen của họ, trong đó thói quen tiêu dùng là một trở ngại lớn. 

Để việc sử dụng VLKN trở thành một thói quen của mọi người, trước hết, chúng ta phải từng bước hạn chế sản suất vật liệu nung – chủ yếu là gạch sét nung, và thay thế loại vật liệu này bằng gạch không nung. Động thái này phải được phát động ở tầm vĩ mô với những quy định cụ thể và chặt chẽ của Chính phủ và của các bộ, ngành có liên quan. 

Ngày 28/4/2010, Chính phủ đã ra quyết định số 567 phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung với mục tiêu trong năm 2015, Gạch không nung sẽ thay thế gạch nung tới 25% và 40% vào năm 2020; từ năm 2020 phải đạt mục tiêu sử dụng 20 triệu tấn tro xỉ các nhà máy nhiệt điện, luyện thép… để sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Quyết định mang tính vĩ mô này với những dữ liệu dự báo nhu cầu lớn đã mở ra một công cuộc cải tổ, phát triển vật liệu mới trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (Xem bảng 1).
 

Với nhu cầu sử dụng VLKN tới năm 2020, chính phủ cũng định hướng nhu cầu khả năng phát triển sản xuất loại vật liệu này thông qua việc đầu tư xây dựng các dự án/dây chuyền mới (Xem bảng 2).
 

Thực hiện định hướng của Chính phủ về phát triển vật liệu không nung, Bộ Xây dựng (BXD) cũng đã đưa ra các kế hoạch cho 17 công việc phải tiến hành đồng bộ với kinh phí hàng trăm tỷ VNĐ để thực hiện mục tiêu về VLKN của Chính phủ (Xem bảng 3).
 
(Nguồn: Bộ Xây dựng)
(Còn nữa)
 
Quỳnh Trang (Theo TTKHKT Xi măng số 1 năm 2016)

 

Các tin khác:

Bắc Giang: Tháo gỡ khó khăn cho thị trường gạch không nung ()

Đà Nẵng: Quản lý chặt vật liệu xây dựng mới ()

Thanh Hóa phát triển sản xuất gạch không nung ()

Bắc Giang: Sản xuất gạch không nung tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường ()

Trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ gạch không nung ()

Vĩnh Phúc: Từng bước đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh VLXKN vào nền nếp ()

Bắc Kạn: Tiêu thụ gạch không nung gặp nhiều khó khăn ()

Vĩnh Phúc: Sản xuất gạch không nung - hướng đi mới thân thiện với môi trường ()

Phú Thọ: Để vật liệu xây dựng không nung đi vào cuộc sống ()

Trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ gạch không nung ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?