Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng

Đầu tư vào tiết kiệm năng lượng để phát triển bền vững các ngành công nghiệp

14/09/2021 9:24:40 AM

Tại Việt nam, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, chiếm khoảng 46,4% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng của nền kinh tế. Muốn phát triển bền vững, các ngành công nghiệp cần đầu tư vào các thiết bị mới tiết kiệm năng lượng.

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, nhu cầu về năng lượng trong khối công nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng điện trong lĩnh vực này tăng trung bình 13%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010, và 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2019. Điều này đặt ra áp lực rất lớn cho việc phát triển nguồn cung năng lượng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế nói chung, trong đó có ngành công nghiệp.

Minh chứng cụ thể, ông Vũ chia sẻ, Việt Nam đã chuyển từ nước suất siêu về năng lượng sang nhập siêu từ năm 2015. Trong năm 2020, nước ta đã nhập khẩu từ 36,4 đến 39,4 triệu tấn than. Điều này chủ yếu phục vụ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, trong đó nhu cầu của các nhà máy điện than chiếm tới 48%. Mặc dù trong giai đoạn vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu dùng điện cho sản xuất đã có sự giảm tốc nhẹ, nhưng các chuyên gia dự báo sẽ tăng mạnh khi dịch bệnh được kiềm chế và nhà máy sản xuất hoạt động bình thường trở lại.


Nhà máy Xi măng Vissai Ninh Bình.

Mặc dù tiết kiệm năng lượng đã được coi là một trong các giải pháp hiệu quả và thiết thực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp nói chung còn chưa tương xứng với lợi ích mà đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng mang lại.

Lý giải cho thực tế này, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu vốn chuyển đổi công nghệ. Việc áp dụng một phần hay đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như: lắp đặt các thiết bị, hệ thống tiêu thụ năng lượng hiệu suất cao, thu hồi nhiệt thải, tích hợp năng lượng tái tạo… đều cần một nguồn vốn lớn. Điều này nhìn chung khá “xa xỉ” với tiềm lực tài chính của đa số các doanh nghiệp trong nước.

Theo ông Chu Bá Thi, chuyên gia cao cấp của WB, ngoài yếu tố tài chính, còn có yếu tố nhận thức về tiết kiệm năng lượng hạn chế và rủi ro khi đầu tư trong lĩnh vực này. Đây là một rào cản khiến đầu tư tiết kiệm năng lượng ít khi nằm trong danh mục ưu tiên của doanh nghiệp. Ông Thi cũng cho rằng, chi phí năng lượng chưa phản ánh đúng thực tế và các hạn chế ưu đãi cho tiết kiệm năng lượng trong chính sách cũng là một phần lý do cho việc chậm trễ triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng tại doanh nghiệp công nghiệp.

Xác định tiết kiệm năng lượng là một trong những biện pháp chính trong việc giảm cường độ sử dụng năng lượng, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều chương trình thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp. Trong đó, mô hình hỗ trợ vốn thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng thông qua các tổ chức tài chính được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Chương trình cho vay đầu tư tiết kiệm năng lượng, một hợp phần của dự án “Tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp cùng World Bank (WB), được triển khai với tổng nguồn vốn 156 triệu USD. Trong đó, đặc biệt có sự tham gia đóng góp từ các doanh nghiệp công nghiệp với số vốn là 31 triệu USD.

Qua việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để nâng cao năng lực tài chính, sẵn sàng cho việc chuyển đổi các công nghệ tiết kiệm năng lượng hiện đại. Thông qua đó tiết giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các khu vực kinh tế phát triển đang ngày càng coi trọng việc tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên. Hàng hóa Việt Nam sẽ thiếu sức cạnh tranh nếu vẫn giữ phương thức sản xuất truyền thống.

Nhận thấy tiềm năng thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đăng ký tham gia. Trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực tiêu thụ năng lượng trọng điểm như mía đường, xi măng, giấy, phân bón… Sau thời gian thực hiện, nhiều kết quả đem lại rất tích cực.

Trong quá trình sản xuất xi măng có một lượng lớn nhiệt dư phát tán ra môi trường. Điều này gây nên sự lãng phí lớn. Theo thống kê, thu hồi hiệu quả nhiệt khí dư có khả năng cung cấp tới 30% điện năng tiêu thụ cho sản xuất xi măng.

Năm 2018, nhờ gói vay hỗ trợ tiết kiệm năng lượng, Công ty Cổ phần Vissai Ninh Bình đầu tư hai hệ thống tận dụng nhiệt khí dư để phát điện với công suất tổng là 10MW. Hai hệ thống này đã giúp giảm tuyệt đối nhiệt và bụi thoát ra môi trường. Về hiệu quả kinh tế, ông Đỗ Đức Thắng, Giám đốc Vissai Ninh Nình cho biết, chi phí điện đã giảm 1/3 trên một tấn đơn vị sản phẩm. Mỗi tháng đơn vị tiết kiệm được khoảng 10 tỷ tiền điện.

Như vậy có thể thấy, dự án “Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành Công nghiệp”, đã giúp giải quyết một phần nhu cầu vốn chuyển đổi công nghệ tiết kiệm năng lượng đang rất cần thiết trong các doanh nghiệp công nghiệp hiện nay. Sắp tới, Bộ Công Thương, thông qua Vụ tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững đang lên kế hoạch tiếp tục hỗ trợ khối doanh nghiệp công nghiệp một cách dài hơi hơn thông qua mô hình chia sẻ rủi ro. Ngân hàng Thế giới tiếp tục là đối tác đồng hành trong nỗ lực này.
 
ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Nguồn vật liệu tiết kiệm năng lượng đa dạng trong xây dựng ()

Tận dụng nhiệt dư - Một trong các giải pháp tiết kiệm điện của doanh nghiệp xi măng, thép ()

Xi măng Tân Thắng: Tiết kiệm năng lượng giữ vai trò cốt lõi trong sản xuất ()

Hải Dương: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu tiết kiệm năng lượng ()

6 vấn đề cần quan tâm để hoàn thiện chính sách phát triển công trình xanh tại Việt Nam ()

Tòa nhà tích hợp gạch năng lượng mặt trời trên mái nhà ()

Xi măng Sông Lam ứng dụng công nghệ phát nhiệt điện khí dư trong sản xuất xi măng ()

Mô hình tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp xi măng ở Hàn Quốc ()

VLXD xanh, tiết kiệm năng lượng đóng vai trò quan trọng trong phát triển công trình xanh ()

Sử dụng vật liệu kính hướng tới tiết kiệm năng lượng trong công trình kiến trúc ở Việt Nam ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?