Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Vật liệu xây dựng xanh lên ngôi

28/03/2019 3:34:59 PM

Xu hướng phát triển đô thị thông minh, công trình xanh đang được chú trọng chính là thời cơ cho các vật liệu xây dựng xanh phát triển.

Xu hướng của thời đại

Theo nhận định của giới chuyên gia, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của nhiều chủ đầu tư bất động sản. Do đó, đòi hỏi các nhà sản xuất vật liệu xây dựng cũng hướng đến sản phẩm thân thiện với môi trường.

Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng. Với những lợi ích đối với môi trường, sản xuất và sử dụng vật liệu xanh là xu thế phát triển tất yếu không chỉ ở của Việt Nam.

TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, trong tương lai, các công trình xây dựng ngày càng được chú trọng đến độ bền chịu lực, độ bền theo thời gian, tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất, xây lắp. Đặc biệt, phải thích ứng với khí hậu tại nơi xây dựng công trình. Vì vậy, một số định hướng chính về phát triển vật liệu xây dựng trong tương lai cần tập trung đối với các chủng loại vật liệu xây dựng thông minh, vật liệu xây dựng mới…

Các chuyên gia cũng cho rằng, nhu cầu vật liệu xanh ở Việt Nam đang tăng nhanh trong 5 năm trở lại đây, ở mức 10-12%. Dự kiến đến năm 2020, thị trường sẽ phải đáp ứng đủ nhu cầu 42 tỷ viên gạch quy chuẩn “xanh” nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước.

Hiện nay, ngành vật liệu xây dựng đã sản xuất được một số sản phẩm thông minh như xốp cách nhiệt, tấm lợp sinh thái, gạch bê tông nhẹ, tấm ốp đất sét nung, ngói tráng men, gỗ ốp tường xanh, xi măng xanh, gạch ốp lát tái chế...

Ở góc độ khác, theo ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), bên cạnh việc nghiên cứu để sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng mới thân thiện với môi trường, các sản phẩm vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, thép, kính... cũng cần phải có sự thay đổi về công nghệ sản xuất để tăng độ bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất, xây lắp và đặc biệt là phải thích ứng với khí hậu tại nơi xây dựng công trình.

Trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ cũng đã thông qua nhiều chính sách phát triển vật liệu xây dựng mới, thân thiện môi trường như Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010. Trong đó quy định: “Sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu không nung, lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học trong các công trình xây dựng”.

Cùng với đó, Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cũng hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện.

Doanh nghiệp nhập cuộc

Việt Nam hiện có khoảng 30 thành phố, địa phương đang tiến hành triển khai hoặc nghiên cứu phát triển đô thị thông minh, tiêu biểu như Đà Nẵng, TP. HCM, Hà Nội...

Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển đô thị thông minh, công trình xanh khá lớn và phát triển bền vững đang là xu thế xây dựng của rất nhiều đô thị trên thế giới, qua đó cũng chi phối đến việc phát triển các vật liệu xây dựng thông minh thân thiện với môi trường.

Do đó, phát triển đô thị thông minh, đầu tư cho công trình xanh giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản lớn trong quá trình vận hành như: Hệ thống gió tự nhiên giảm công suất tiêu thụ của điều hòa, vách ngăn kính lớn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên vào chiếu sáng trong tòa nhà, giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ đèn điện...

Nhận thấy xu thế phát triển tất yếu của vật liệu xây dựng xanh, cùng với đó là chính sách hỗ trợ của Chính phủ, không ít doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng không nung thời gian qua.


Đơn cử, Công ty Cổ phần Gạch Khang Minh đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung tại Cụm công nghiệp Châu Sơn (Hà Nam) với các sản phẩm như gạch bê tông không nung, gạc ốp lát, gạch chèn…, cung cấp cho các công trình nhà cao tầng, chung cư cao cấp, khu đô thị, các dự án xã hội…

Các công trình đã sử dụng gạch không nung của Khang Minh có thể kể đến Khu đô thị Ecopark, Hyundai Hillstate, Vinacomin Tower, Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên, 
Samsung Vina Thái Nguyên…

Đại diện Công ty Gạch Khang Minh cho biết, trong thời gian tới, doanh nghiệp vẫn tiếp tục nghiên cứu và đi theo định hướng phát triển vật liệu xây dựng xanh. Không chỉ dừng lại ở gạch bê tông không nung, Khang Minh sẽ cung cấp cho thị trường Việt Nam những sản phẩm có giá trị cao, thân thiện với người sử dụng và môi trường.

Kế đến là Tổng Công ty Viglacera - doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Với các sản phẩm thân thiện môi trường như sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch ceramic, garanite... Đơn vị này đang hướng đến kết hợp công nghệ 4.0 trong sản xuất các vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, các thiết bị tòa nhà, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và người tiêu dùng trong tương lai.

Trao đổi với  ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Viglacera cho biết, việc phát triển vật liệu xây dựng xanh phục vụ cho định hướng phát triển, làm cho môi trường ngày một thân thiện hơn. Các sản phẩm này khi sử dụng trong xây dựng còn tiết kiệm thời gian, nhân công hơn so với sử dụng vật liệu nung truyền thống. Như vậy, việc sử dụng vật liệu không nung có lợi kép, vừa đảm bảo được vấn đề xả thải, vấn đề bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí xây dựng.

Ở dòng sản phẩm khác, Công ty Hichem là doanh nghiệp Việt chuyên sản xuất keo cho ngành công nghiệp xây dựng, đặc biệt là sản phẩm keo 2 thành phần dành riêng để dán cho sản phẩm kính hộp cao cấp ở các công trình lớn, tòa nhà chung cư, khách sạn.

Ông Trần Đức Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hichem cho biết, xu hướng vật liệu xanh đang được nhiều doanh nghiệp đi theo. Trên thị trường hiện có rất nhiều hãng kinh doanh về keo và thách thức luôn là vấn đề giá cả. Hichem phải tìm ra các nguồn và sản lượng lớn để có thể có được giá tốt nhất. Tuy nhiên, Công ty luôn định hướng chất lượng là hàng đầu, nên tìm kiếm các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường.

“Hiện nay, keo axit rất nhiều, chúng tôi đang gần như loại yếu tố đó ra khỏi quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Mặc dù thị trường vẫn có nhu cầu, nhưng chúng tôi đang định hướng cho khách hàng sử dụng các loại keo thân thiện môi trường hơn như keo trung tính hoặc keo 2 thành phần”, ông Kiên nói.

Một trong những doanh nghiệp uy tín về sản phẩm sơn sinh thái, thông minh là Công ty Cổ phần Hóa dầu Công nghệ cao Hi-pec cũng luôn tìm kiếm các công nghệ sản phẩm mới, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực sơn trang trí, sơn chống ăn mòn, chống thấm.

TS. Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Hi-Pec cho biết: “Hiện nay, thị trường sơn xanh ở Việt Nam đã xuất hiện những sản phẩm xanh, nhưng loại sơn này cũng chỉ có hàm lượng VOC thấp, chứ chưa sử dụng sơn có hàm lượng VOC bằng không. Trên thế giới, xu hướng xanh là xu hướng không thể cưỡng lại. Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều chủ đầu tư, người tiêu dùng hướng đến công trình xanh, nhưng do vấn đề nhận thức và ái ngại về chi phí ban đầu, nên công trình xanh hiện nay còn hạn chế”.

Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, đến việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh. Đặc biệt, đối với công trình xanh cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể. Có chế tài xử lý hành chính đối với các chủ thể xây dựng không thực hiện quy định sử dụng vật liệu xây dựng mới.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn đến công tác về đào tạo chuyên ngành xây dựng về thiết kế, thi công sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường; công bố rộng rãi những hiệu quả thực tế của công trình sử dụng vật liệu xây dựng xanh để người dân và doanh nghiệp hình thành thói quen thay thế vật liệu xây dựng cũ bằng các loại vật liệu xây dựng mới, thân thiện môi trường trong các công trình xây dựng.

ximang.vn (TH/ Đầu tư BĐS)

 

Các tin khác:

Vật liệu xây dựng từ tro xỉ - Giải pháp bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế ()

9 vật liệu xây dựng tái chế hoàn toàn từ chất thải ()

Xi măng Đồng Lâm hướng đến sản xuất sản phẩm xi măng xanh ()

Thúc đẩy việc sử dụng tro, xỉ làm vật liệu xây dựng ()

Vật liệu xây dựng có thể làm từ chất thải của con người ()

Nhóm học sinh lớp 11 chế tạo gạch xây dựng từ nhựa thải ()

VLXD mang tính đột phá cho những công trình tương lai bền vững hơn ()

Công tác chế biến, tiêu thụ và sử dụng xỉ hạt lò cao tại Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (P2) ()

Công tác chế biến, tiêu thụ và sử dụng xỉ hạt lò cao tại Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (P1) ()

Bê tông đúc sẵn - Vật liệu thân thiện với môi trường cho nhiều công trình xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?