Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Nguyên, nhiên liệu

Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P3)

22/11/2018 8:54:58 AM

(ximang.vn) Tro bay nhiệt điện được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất clanhke xi măng. Khi sử dụng tro bay trong nguyên liệu sẽ làm giảm tiêu tốn nhiên liệu, tăng khả năng phản ứng và cải thiện đáng kể chất lượng xi măng. Việc sử dụng thành công tro bay trong phối liệu sản xuất xi măng sẽ tiêu thụ một lượng lớn tro bay dẫn đến làm giảm ô nhiễm môi trường cho cả ngành công nghiệp điện và xi măng.

>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P1)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P2)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P4)
>> Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P5)


3. Những nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhiệt điện thay sét để sản xuất clanhke xi măng

3.1. Nghiên cứu tro bay nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất clanhke xi măng trên thế giới

Việc sử dụng tro bay nhiệt điện làm phụ gia khoáng cho xi măng và làm nguyên liệu trong sản xuất clanhke xi măng trên thế giới đã được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỹ trước. Theo một số nhà nghiên cứu về sử dụng tro bay thay thế sét như: Miller (1976), Chatterjee (1979), Weise (1980) và Idorn (1987), ngoài việc tro bay là nguồn cung cấp ô xít silic (SiO2), ô xít nhôm (Al2O3) trong phối liệu xi măng nó cũng mang lại giá trị về nhiệt đối với tro bay có hàm lượng các bon cao. Theo báo cáo của Miller (1976), sử dụng thay thế 15% tro bay có 15% các bon trong phối liệu xi măng sẽ tiết kiệm được 638 Mj/tấn clk đối với lò quay phương pháp ướt. Đối với lò quay phương pháp khô, việc thay thế 10% tro bay có 15% các bon trong phối liệu sẽ tiết kiệm được gần 10% tổng năng lượng. Tro bay đã được sử dụng như một thành phần chính trong phối liệu cấp lò. Ở Nhật bản, 67% lượng tro bay do các nhà máy nhiệt điện thải ra trong nước Nhật được sử dụng làm nguyên liệu thay thế sét để sản xuất xi măng.

3.2. Nghiên cứu sử dụng tro bay nhiệt điện thay thế sét để sản xuất clanhke xi măng ở Việt Nam

3.2.1. Kết quả nghiên cứu năm năm 1994 – 1996

Việc nghiên cứu sử dụng FA thay thế sét để sản xuất clanhke xi măng đã được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1994. Khi đó, FA được nghiên cứu thay thế sét để sản xuất xi măng bằng lò đứng. Các kết quả nghiên cứu chính như sau:

- Các nguyên liệu dùng cho nghiên cứu bao gồm: Đá vôi, sét, nguyên liệu giàu Fe2O3, nguyên liệu giàu SiO2, tro bay của nhà máy nhiệt điện đốt theo công nghệ PC. Thành phần hoá của nguyên liệu được nêu trong bảng 3.


- Clanhke được thiết kế với các hệ số công nghệ chế tạo như sau: KH = 0.88; Ms = 2.20; Ma = 1.40.  Có 10 công thức chế tạo được thử nghiệm, trong đó sử dụng FA thay thế sét từ 0% đến 100%. Phối liệu được nung ở nhiệt độ 1400oC và lưu ở nhiệt độ này 30 phút.

- Kết quả nghiên cứu như sau: Các mẫu đều tạo clanhke tốt, hàm lượng CaOtd của tất cả các mẫu đều nhỏ hơn 0,3%. Các mẫu clanhke có sử dụng FA thay thế sét có hàm lượng CaOtd thấp hơn, các tinh thể C3S có hình dáng hoàn chỉnh hơn (qua ảnh SEM). 

- Các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để sản xuất thử 500 tấn clanhke tại một nhà máy sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hoá, công suất 300 tấn clanhke/ngày vào năm 1996. Trong đợt sản xuất này đã sử dụng FA thay thế cho 60% sét. Kết quả sản xuất cho thấy clanhke có chất lượng tốt, hoạt tính cường độ sau 3 ngày đạt 24.50 Mpa, sau 28 ngày đạt 50 Mpa. 

Các kết quả nghiên cứu giai đoạn 1994 – 1996 không được triển khai phổ biến vào ngành công nghiệp xi măng vì khi đó tổng lượng xi măng tiêu thụ của Việt Nam mới đạt 8,1 triệu tấn/năm; lượng FA do các nhà máy nhiệt điện thải ra cung rất nhỏ, chưa gây các tác động đến môi trường.
 
PGS.TS Lương Đức Long; TS. Lưu Thị Hồng; Ths. Hà Văn Lân - VIBM

 

Các tin khác:

Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P2) ()

Sử dụng tro bay trong sản xuất clanhke xi măng - Lợi ích kép (P1) ()

Đặc tính của 1 số phụ gia trợ nghiền - Ảnh hưởng của chúng đến khả năng nghiền và chất lượng xi măng (P4) ()

Đặc tính của 1 số phụ gia trợ nghiền - Ảnh hưởng của chúng đến khả năng nghiền và chất lượng xi măng (P3) ()

Đặc tính của 1 số phụ gia trợ nghiền - Ảnh hưởng của chúng đến khả năng nghiền và chất lượng xi măng (P2) ()

Đặc tính của 1 số phụ gia trợ nghiền - Ảnh hưởng của chúng đến khả năng nghiền và chất lượng xi măng (P1) ()

Hiệu quả của phụ gia trợ nghiền trong công nghiệp xi măng (P5) ()

Hiệu quả của phụ gia trợ nghiền trong công nghiệp xi măng (P4) ()

Hiệu quả của phụ gia trợ nghiền trong công nghiệp xi măng (P3) ()

Hiệu quả của phụ gia trợ nghiền trong công nghiệp xi măng (P2) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?