Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Tổng kết dự án NAMA xi măng tại Việt Nam

17/06/2016 3:17:17 PM

Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và nhóm tư vấn đã tổ chức buổi Hội thảo "Tổng kết dự án và giới thiệu Kế hoạch sẵn sàng thực thi hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Quốc gia (NAMA) trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam.

Dự án do quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF) tài trợ, đã triển khai thực hiện trong 02 năm và kết thúc vào cuối tháng 6 năm 2016. Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đơn vị tư vấn, đại diện Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, các doanh nghiệp xi măng và các chuyên gia trong ngành.

Mục tiêu của dự án NAMA xi măng  trong trung hạn là sẽ hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị và triển khai một chương trình NAMA đầy đủ trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Đồng thời, thu hút nguồn tài chính khí hậu quốc tế thông qua thị trường carbon và các cơ chế hỗ trợ khác, bao gồm cả nguồn lực quốc gia.
 

Quang cảnh buổi hội thảo.

Sau 2 năm, dự án đã triển khai được 26 báo cáo kỹ thuật, bao gồm 4 hội thảo cập nhật tình hình dự án, 4 hội thảo tập huấn về báo cáo năng lượng và phát thải khí CO2, 29 cuộc họp tham vấn tài chính/MRV/chính sách NAMA, 28 chuyến thăm thực địa tại các nhà máy xi măng, 2 khóa nâng cao năng lực tại châu Âu.

Dự án cũng đã hình thành bộ cơ sở dữ liệu xi măng của 47 nhà máy, chiếm 85% số nhà máy xi măng lò quay tại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị như:

- Quyết định hệ thống quản lý CSDL ngành xi măng Việt Nam.
- Chuyển giao công cụ MRV phục vụ quản lý CSDL tại cấp độ nhà máy.
- Quyết định cách thức cập nhật CSDL của ngành.

Các phân tích trong quá khứ trong dự án đã đưa ra các con số như: Tổng lượng phát thải của ngành xi măng là 4,6 triệu tấn CO2 (năm 1995) và 46,2 triệu tấn CO2 vào năm 2013, tăng 10 lần sau 18 năm, giai đoạn phát triển bùng nổ của ngành.

Trong xây dựng kịch bản, dự án đưa ra 03 kịch bản có khả năng như sau:

1. Kịch bản thông thường theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng tại Quyết định 1488 (1.200 kg xi măng/đầu người): tiềm năng giảm nhẹ: 2,65 triệu tấn CO2/năm và tổng mức đầu tư cần thiết là 1,16 tỷ USD.

2. Kịch bản Công nghệ và thực tiễn tốt nhất hiện có (theo QH 1488): tiềm năng giảm nhẹ: 10,95 triệu tấn CO2/năm và tổng mức đầu tư cần thiết là 1,81 tỷ USD.

3. Kịch bản giảm sản lượng xuống 800 kg xi măng/đầu người: tiềm năng giảm nhẹ: 9,21 triệu tấn CO2/năm và tổng mức đầu tư cần thiết là 1,81 tỷ USD.

Qua đó, dự án đã đưa ra các kiến nghị về sản xuất công nghệ như sau:

1. Giảm công suất xi măng xuống còn 800 kg/đầu người/năm và hạn chế các dự án đầu tư xây dựng mới.

2. Giảm hàm lượng clinker trong xi măng ở mức hiện tại là 83% xuống khoảng 69%; từ đó sản xuất ra các sản phẩm xi măng có thành phần chính là tro bay, xỉ, puzzolan và đá vôi.

3. Thay thế tham đã bằng các loại nguyên liệu thu được từ chất thải và sinh khối.

4. Cải thiện hiệu quả sử dụng nhiệt năng khoảng 9% bằng các biện pháp quản lý vận hành hiệu quả, không cần nhiều chi phí đầu tư ban đầu.

Kiến nghị về thể chế và pháp lý:

1. Xây dựng các bộ chỉ tiêu về phát thải carbon và tiêu thụ năng lượng, đưa vào các quy định và văn bản pháp luật của MOC.

2. Ban hành hướng dẫn thực hiện MRV theo hình thức thông tư liên tịch giữa các Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng.

3. Tăng cường chế tài thưởng phạt về thực hiện MRV và hành động giảm nhẹ.

4. Xây dựng chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ các nhà máy xi măng đầu tư lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ.

5. Ban hành quy chuẩn, quy định mới về xi măng PCB, xi măng xỉ lò cao và xi măng tro bay.

Hội thảo cũng đánh giá dự án NAMA xi măng Việt nam là một trong những NAMA triển vọng nhất trên thế giới xét về lượng giảm phát thải thu được, lượng đầu tư cần thiết và các lợi ích tiềm năng về chi phí.

ximang.vn

 

Các tin khác:

Nhiệt điện Duyên Hải cung cấp tro xỉ phục vụ sản xuất xi măng, gạch không nung ()

Quảng Ngãi: Lộ trình chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung gặp khó khăn ()

Sáng kiến phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng (P4) ()

Sáng kiến phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng (P3) ()

Sáng kiến phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng (P2) ()

Sáng kiến phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng (P1) ()

Bắc Kạn: Giải pháp xóa bỏ lò gạch, ngói bằng đất sét nung thủ công ()

Bình Thuận đã có phương án sử dụng tro, xỉ tại nhiệt điện Vĩnh Tân ()

Xi măng Quán Triều: Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường ()

Hải Phòng: Khuyến khích đầu tư tái chế chất thải rắn công nghiệp làm phụ gia xi măng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?