Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Hải Phòng: Khuyến khích đầu tư tái chế chất thải rắn công nghiệp làm phụ gia xi măng

27/01/2016 10:02:42 AM

Hiện nay, có rất nhiều loại chất thải rắn công nghiệp có thể tái chế trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, như tro bụi của nhà máy nhiệt điện, hay hạt nix của cơ sở phá dỡ tàu cũ là nguyên liệu sản xuất phụ gia xi măng...Việc tái chế này góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng phần lớn rác thải rắn được xử lý bằng biện pháp chôn lấp, đốt, vừa lãng phí tài nguyên, tốn đất làm bãi chôn lấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Chinfon Lê Minh Hiếu, tro bụi của nhà máy nhiệt điện hay hạt nix của nhà máy đóng tàu đều có thể tận dụng để làm phụ gia xi măng. Nhưng trên thực tế, Công ty Xi măng Chinfon phải nhập khẩu tro bụi từ Nhật Bản để làm phụ gia xi măng; trong khi doanh nghiệp phát sinh chất thải này lại lúng túng tìm cách xử lý. Đây là tình trạng chung trong quản lý, sử dụng rác thải hiện nay.


Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn của nhóm chuyên gia Nhật Bản, để lập kế hoạch chiến lược tăng trưởng xanh GGS của thành phố cho thấy, rác thải chỉ được xử lý chôn lấp, hầu như không được phân loại, không được tái chế thành tài nguyên.  


Việc phân loại, tái chế chất thải rắn không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn góp phần giảm diện tích chiếm đất của bãi chứa, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để có thể phát triển, nhân rộng hoạt động này còn nhiều việc phải làm. 

 

Chôn lấp vẫn là hình thức xử lý phổ biến đối với rác thải rắn.


Được biết, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020, năm 2015 có 85% tổng lượng chất thải rắn tại đô thị phải được thu gom, xử lý, 60% được tái chế để tái sử dụng; đến năm 2020, tỷ lệ tái chế, tái sử dụng đối với rác thải là 85%. 


Để thực hiện chủ trương này, trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, một số chủ nguồn thải đã chủ động tìm đối tác nghiên cứu, đầu tư, tái chế chất thải, Công ty CP DAP là ví dụ. Từ năm 2009 đến nay DAP đổ ra bãi thải tạm khoảng 2 triệu tấn bã thạch cao. 


Sau nhiều nỗ lực và tìm kiếm giải pháp thông qua đề tài nghiên cứu khoa học, Công ty CP DAP tìm ra giải pháp chế biến bã thạch cao thành thạch cao nhân tạo dùng làm phụ gia xi măng. Năm 2010 Công ty CP thạch cao Đình Vũ ra đời. Công ty lắp 1/4 dây chuyền, sản lượng 150.000 tấn/dây chuyền/năm và chạy thử. 


Tính hết tháng 6/2014, Công ty cung cấp 10.000 tấn thạch cao nhân tạo cho nhà máy Xi măng Bút Sơn và được đối tác đánh giá cao. Tuy nhiên, số doanh nghiệp như DAP không nhiều, do khó khăn về nguồn lực tài chính và công nghệ.


Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Chinfon Lê Minh Hiếu, việc tái chế tro bay, hạt nix làm phụ gia xi măng mang lại nhiều lợi ích. Nhưng để tro bay của nhà máy nhiệt điện hay hạt nix của cơ sở phá dỡ tàu cũ, trở thành phụ gia xi măng, các chất thải này phải được phân loại, được xử lý cho phù hợp với các thiết bị của lò nung; đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định như: Không chứa các axit mạnh (sulfuric, nitric, clohidric…). Nhưng đến nay, trên địa bàn Thành phố Hải Phòng chưa nhiều nghiên cứu, những tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về vấn đề này; chưa đơn vị nào đứng ra thu gom, tái chế hiệu quả cao.
 
Để chủ trương tái chế, tái sử dụng rác thải đạt hiệu quả cao, Thành phố cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư tái chế chất thải rắn công nghiệp; đồng thời, có đề án nghiên cứu, đánh giá hiện trạng rác thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố; qua đó các ngành chức năng có định hướng sử dụng hiệu quả, lâu dài.

 

Quỳnh Trang (TH/ Báo Hải Phòng)

 

Các tin khác:

Ninh Bình: Tích cực xử lý ô nhiễm khói bụi trong các nhà máy xi măng ()

Ninh Bình: Tận dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng ()

Hướng tới ngành sản xuất xi măng xanh hơn ()

Malaysia áp dụng công nghệ xanh trong xây dựng ()

Công trình xanh sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện ()

Nhà máy gạch Yên Thành sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường ()

Xi măng Bỉm Sơn đổi mới và mở rộng sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường ()

Xi măng Sông Gianh hướng tới phát triển bền vững ()

Những tiến bộ trong việc giảm lượng khí thải CO2 ()

Xi măng Cẩm Phả: Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?