Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Bảo vệ môi trường

Bắc Kạn: Giải pháp xóa bỏ lò gạch, ngói bằng đất sét nung thủ công

03/03/2016 9:47:02 AM

UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói bằng đất sét nung thủ công. Tuy nhiên, để bảo đảm việc triển khai thực hiện đúng theo lộ trình, các cấp, ngành chức năng của tỉnh cần nỗ lực và đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa.

Kết quả thực hiện chưa cao

Ngày 25/5/2012 UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành quyết định quy định về hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lộ trình xóa bỏ lò gạch, ngói thủ công của tỉnh được chia thành các giai đoạn:

Từ ngày 01/01/2015 cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch ngói thủ công trong khu vực đất canh tác nông nghiệp và khu vực đông dân cư;

Từ 01/01/2018 cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch ngói thủ công trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới;

Từ 01/01/2020 cấm triệt để mọi hoạt động nung đốt lò gạch, ngói thủ công trên toàn tỉnh.


Nhiều lò gạch tại thôn Phiêng My, phường Huyền Tụng (TP. Bắc Kạn) vẫn đang hoạt động.

Lộ trình đã có, nhưng dường như việc thực hiện lại rất chậm. Trong thực tế, nhiều cơ sở sản xuất nung đốt gạch đất sét trong khu vực đất nông nghiệp và khu đông dân cư vẫn hoạt động. Sau một năm thực hiện lộ trình, con số các lò gạch đất sét nung được xóa bỏ vẫn còn rất “khiêm tốn” so với số lượng các lò gạch thủ công đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Năm 2015, toàn tỉnh mới thực hiện xóa bỏ được 06 lò gạch thủ công và hiện vẫn còn 25 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công hoạt động nung đốt gạch ngói trong khu vực đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân cư chưa được xóa bỏ. Số liệu thống kê của Sở Xây dựng cho thấy, trên địa bàn tỉnh còn khoảng 66 cơ sở sản xuất gạch đất nung bằng thủ công (huyện Na Rì có 07 lò; Chợ Đồn 03 lò; Pác Nặm 02 lò; Bạch Thông 24 lò; Ba Bể 11 lò; Thành phố Bắc Kạn 19 lò). Ngoài ra, còn có một lò tuynel của Nhà máy gạch tuynel Cẩm Giàng (huyện Bạch Thông) với công suất thiết kế đạt 15 triệu viên/năm. Năm 2015, nhà máy này sản xuất và tiêu thụ khoảng 7 triệu viên, đạt 47% công suất thiết kế.

Cùng với lộ trình xóa bỏ các lò gạch thủ công, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 18 về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời, theo Thông tư 09/2012 của Bộ Xây dựng quy định các công trình của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách từ năm 2014 trở đi sẽ phải sử dụng tối thiểu 50% loại vật liệu không nung để xây dựng và sau năm 2016 hoàn toàn phải sử dụng 100% vật liệu không nung cho xây dựng công trình.

Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, hiện nay các công trình vẫn sử dụng chủ yếu là gạch đất sét nung, tỷ lệ các công trình nhà nước sử dụng vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh hiện chưa cao, cụ thể: Huyện Na Rì đạt 44% (12/27 công trình); huyện Chợ Đồn là 10% (02 công trình); huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể đều không có công trình nào sử dụng vật liệu xây không nung.

Còn nhiều trăn trở

Trở lại “làng gạch” thôn Phiêng My, phường Huyền Tụng (TP. Bắc Kạn), chúng tôi gặp không ít những chiếc xe ô tô chở gạch đất sét nung hướng ra thành phố và nhiều lò gạch vẫn đang cuộn khói. Khu vực thành phố Bắc Kạn hiện còn tồn tại 19 lò gạch thủ công thì riêng thôn Phiêng My đã chiếm tới 12 lò. Hầu hết các chủ cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ công tại đây đều là người tỉnh khác đến thuê đất để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhân công làm việc tại các lò gạch này đều là người dân trong thôn.

Trưởng thôn Lưu Văn Đoan cho biết, toàn bộ thôn Phiêng My chỉ có 1ha đất ruộng nhưng canh tác trồng lúa kém hiệu quả, còn lại khoảng 60ha đất đồi thì có tới 40ha đất thích hợp để sản xuất gạch nung. Thôn Phiêng My có 15 hộ dân và gần như 100% đều lao động tại các lò gạch trong thôn. Hơn 10 năm nay, người dân trong thôn mưu sinh bằng việc làm thuê, đốt gạch cho các chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công.

Trước thông tin đến hết năm 2017 các lò gạch, ngói thủ công trên địa bàn thành phố sẽ bị cấm triệt để, ông Lưu Văn Đoan đưa ra những trăn trở về vấn đề việc làm của những người dân trong thôn. Bởi theo ông, nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây là làm gạch, quen việc quen nghề đã nhiều năm nay. Hơn nữa, diện tích đất canh tác hạn hẹp (cả thôn chỉ có 4 – 5 hộ dân có đất ruộng, đất rừng), không có nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, muốn phát triển chăn nuôi trồng trọt cũng rất bí bó.

Còn đối với các chủ lò gạch, nan giải nhất chính là bài toán kinh tế nếu như chuyển đổi sản xuất sang loại vật liệu không nung để phù hợp với quy hoạch. Cơ sở sản xuất của anh Tạ Văn Tuân (HTX Tuân Bắc – TP. Bắc Kạn) đang duy trì 03 lò sản xuất gạch thủ công tại thôn Phiêng My với trên 30 nhân công lao động, trung bình anh trả công cho mỗi người là 160 – 180.000 đồng/người/ngày tùy thời điểm. Nhưng hiện tại anh chưa tính đến việc chuyển sang sản xuất gạch không nung bởi theo anh không có mỏ đá mà phải mua nguyên liệu thì sẽ đội chi phí lên nhiều, trong khi đó vốn đầu tư cho dây chuyền công nghệ cao lại rất lớn.

Anh Tạ Văn Tuân cho biết, chi phí đầu tư mỗi lò khoảng 300 – 400 triệu đồng/lò, nếu thực hiện xóa bỏ sẽ mất tiền tỷ. Đó cũng chính là lý do các chủ cơ sở sản xuất đưa ra khi chưa thực hiện dừng hoạt động các lò gạch đất sét nung. Khi chưa đến hạn đích cuối cùng cấm triệt để thì các chủ lò vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa tính đến hướng chuyển đổi nghề.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện

Đồng chí Hoàng Thị Thúy, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, qua kiểm tra, cơ bản các chủ cơ sở sản xuất đều nắm được lộ trình và cũng có những cơ sở xin phép chuyển đổi sang công nghệ cao, tuy nhiên việc chuyển đổi sản xuất đòi hỏi kinh phí đầu tư khá lớn nên chưa thực hiện được.

Một khó khăn phải tính đến trong lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công đó là nguồn cung cấp vật liệu không nung thay thế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như chất lượng. Hơn nữa, theo thói quen sử dụng của người dân, kể cả trong các công trình Nhà nước vẫn chủ yếu là sử dụng gạch đất sét nung, vật liệu không nung chỉ sử dụng xây các công trình phụ trợ.

Để bảo đảm lộ trình, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc, tăng cường kiểm tra việc thực hiện và đề nghị chính quyền địa phương phải tích cực vào cuộc. Bên cạnh đó, các ngành liên quan được giao nhiệm vụ trong Quyết định 817/2012/QĐ–UBND ngày 25/5/2012 của UBND tỉnh cần tích cực nghiên cứu phương án hỗ trợ chuyển đổi, đào tạo nghề để thực hiện hiệu quả lộ trình xóa bỏ các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện lộ trình thay thế gạch đất sét nung, Sở Xây dựng tiếp tục hoàn thành công tác điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó trọng điểm là phát triển vật liệu không nung. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất vật liệu không nung thực hiện công tác hợp quy sản phẩm. Phấn đấu thu hút đầu tư tối thiểu 02 dự án sản xuất gạch không nung vào địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kiên quyết xóa bỏ các lò gạch thủ công theo đúng lộ trình đã ban hành.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Bắc Kạn)

 

Các tin khác:

Bình Thuận đã có phương án sử dụng tro, xỉ tại nhiệt điện Vĩnh Tân ()

Xi măng Quán Triều: Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường ()

Hải Phòng: Khuyến khích đầu tư tái chế chất thải rắn công nghiệp làm phụ gia xi măng ()

Ninh Bình: Tích cực xử lý ô nhiễm khói bụi trong các nhà máy xi măng ()

Ninh Bình: Tận dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng ()

Hướng tới ngành sản xuất xi măng xanh hơn ()

Malaysia áp dụng công nghệ xanh trong xây dựng ()

Công trình xanh sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện ()

Nhà máy gạch Yên Thành sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường ()

Xi măng Bỉm Sơn đổi mới và mở rộng sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?