Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành

Biến tần trung áp 5 cấp điều chỉnh công nghệ mới, hiệu suất cao (P1)

26/12/2013 5:36:33 PM

Ngày nay, các nguồn năng lượng đang cạn kiệt dần, lượng khí phát thải vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính ngày càng gây bất lợi cho con người. Để góp phần giải quyết vấn đề này, ABB đã và đang triển khai áp dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Bài viết này chủ yếu là về công nghệ thuộc giai đoạn 2 – công nghệ thiết bị nghịch lưu.


“Hiện tại, chưa đầy 10% trên tổng số động cơ được bán hàng năm được trang bị bộ điều khiển tốc độ có hiệu quả nhất như bộ biến tần này. Mặc dù các bộ điều khiển động cơ hiện có trên thị thường được hưởng chế độ bảo dưỡng ít nhất, nhưng khách hàng vẫn lựa chọn trong hầu hết các trường hợp.”

Lĩnh vực nhiều tiềm năng vận dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng, tiết kiệm năng lượng là ngành công nghiệp chế tạo động cơ dùng cho chạy quạt, máy bơm và thiết bị nén khí. Thông thường đây là các thiết bị dùng động cơ dẫn động có tốc độ cố định, dùng phương pháp điều chỉnh tiết kiệm năng lượng để điều khiển dòng. Chức năng của thiết bị biến tần là tiết kiệm năng lượng thông qua điều chỉnh tốc độ động cơ để trực tiếp tương thích với điện áp hoặc dòng yêu cầu.

Vậy, làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Có hai vấn đề cơ bản cần phải được xử lý khi thiết kế các biến tần dùng cho cấp điện áp trung áp: Các biến tần này đang tiếp cận điện áp của động cơ, đồng thời gần hơn với điện áp hình sin lý tưởng. Giải pháp cải tiến của ABB là kết hợp các giải pháp hiện có để giải quyết cả hai vấn đề.

Việc bố trí điều khiển ở 5 cấp có nghĩa là ở đầu ra có 05 mức thay vì hai hoặc ba mức thông thường. Đây là một bước cải tạo lớn dưới dạng sóng, trong khi cùng lúc đạt được điện áp đầu ra cao hơn. Để đạt được thành công, sáng kiến này đã được thực hiện dựa trên các ý tưởng đã được chứng thực, làm giảm rủi ro và tăng độ tin cậy.

Các phương pháp điều khiển truyền thống dùng trong kiểm soát dòng thường dựa trên “kiểu điều chỉnh” gây lãng phí.

Việc sử dụng một analog đơn giản có thể ví như lái một chiếc xe bằng cách đặt một viên gạch lên chân ga (nguồn cố định) và sử dụng phanh hãm để điều khiển tốc độ (điều chỉnh dựa trên ma sát). Biến tần ở đây được xem như là các chân gas điều khiển động cơ thay đổi được và đây là một lĩnh vực tiềm năng trong tiết kiệm năng lượng.

Động cơ tiêu thụ khoảng 30% trong tổng năng lượng điện được sản xuất trên thế giới. Khoảng 3/4 số động cơ lắp cho máy bơm, quạt hoặc thiết bị nén khí được sử dụng trong các ứng dụng nơi có thể cho phép thực hiện tiết kiệm năng lượng thông qua điều khiển tốc độ động cơ. Theo một dự tính của ABB, việc sử dụng trên khắp thế giới các bộ biến tần dùng cho truyền động trung áp như vậy có thể giúp tiết kiệm 227 TWh – nói cách khác, tương đương với sản lượng của 144 nhà máy nhiệt điện hay bằng tổng lượng tiêu thụ năng lượng của một nước như Tây Ban Nha.
 

Hiện tại, chưa đầy 10% trên tổng số động cơ được bán hàng năm được trang bị bộ điều khiển tốc độ có hiệu quả nhất như bộ biến tần này. Mặc dù các bộ điều khiển động cơ hiện có trên thị thường được hưởng chế độ bảo dưỡng ít nhất, nhưng khách hàng vẫn lựa chọn trong hầu hết các trường hợp. Tại sao? Các rào cản  thường thấy nhất khi ứng dụng công nghệ này là:

a. Mức độ tin cậy
b. Giảm thiểu sóng hài.
c. Chi phí và/ hoặc yêu cầu hoàn vốn trong thời gian rất ngắn.

Sáng kiến cầu dao 5 cấp của ABB có thể giải quyết tất cả các vấn đề trên.

Dạng sóng tốt hơn, điện áp cao hơn

Điện được sản xuất theo cách truyền thống sử dụng máy phát điện đồng bộ có điện áp đầu ra dạng hình sin. Các động cơ điện được kết nối trực tiếp với điện lưới (kết nối trực tuyến), và vận hành ở tốc độ cố định thì được tối ưu hóa theo dạng sóng này. Nếu sử dụng cùng loại thiết kế động cơ ứng dụng thay đổi tốc độ, thì biến tần sẽ cho ra một dạng hình sóng gần giống với dạng hình sin lý tưởng cần có. Các dạng khác với dạng lý tưởng này đều dẫn đến làm tăng thêm lượng tiêu thụ năng lượng của động cơ. Điều này cũng có nghĩa là động cơ không thể đạt được công suất tối đa và phải điều chỉnh giảm tải. Một yếu tố bất lợi nữa là việc chồng thêm một lớp sóng mô men nữa có thể gây ra những giao động xoắn trong chuỗi truyền động và trong thiết bị.

Ngoài ra, động cơ được phân loại theo điện áp tiêu chuẩn hóa. Đối với dải trung áp (MV) dùng cho các động cơ có công suất lên đến 7000 kW, điện áp phổ biến nhất hay dùng trong các khu vực công nghiệp là 6kV/50Hz và 4kV/60Hz. Việc này cho thấy, để sử dụng  cùng một dải động cơ cả trong cả khởi động trực tiếp 1a , cả kèm theo các bộ biến tần 1b, đầu ra của các bộ biến tần phải có khả năng đạt được giá trị điện áp tương tự.

Với nguồn điện áp đầu ra như vậy, rất khó đạt được khi dùng với biến tần 2 và 3 cấp kiểu truyền thống vì điện áp cực đại được xác định bởi giá trị điện áp của thiết bị bán dẫn công suất.

Bên trong mạch điện thiết bị biến tần

Việc chuyển hóa năng lượng bên trong một biến tần được thực hiện qua 02 bước: Đầu tiên, nguồn năng lượng dưới dạng điện áp hình sin có tần số cố định và biên độ không đổi được “chỉnh lưu” thành điện áp một chiều DC hoặc dòng DC. Tiếp theo trong bước 2, dòng DC này được “chuyển đổi” thành điện áp AC hoặc dòng AC có tần số và biên độ thay đổi. Cả phần thuộc bộ chỉnh lưu và phần thuộc bộ nghịch lưu nằm trong quá trình này đều được thực hiện bằng các mạch điện tử gồm các bộ ngắt điện tử.
 

Bài viết này chủ yếu là về công nghệ thuộc giai đoạn 2 – công nghệ thiết bị nghịch lưu.

Hầu hết các bộ chuyển đổi của ABB đều được gọi là Bộ nghịch lưu điện áp (VSIs). 2 thể hiện sơ đồ đơn giản nhất của VSI: Dòng điện đầu ra một Pha của bộ nghịch lưu tần số được kết nối luân phiên với cực này hoặc cực khác của tụ bù điện áp DC lớn. Đây chính là mục đích của mạch chỉnh lưu (không được thể hiện trên hình) nhằm đảm bảo tụ điện luôn được duy trì kết nối với nguồn điện áp DC cố định. Nếu một nguồn AC được tạo ra thì cầu dao thông minh trong mạch của bộ đảo điện sẽ cần phải thay đổi vị trí (ví dụ, thay đổi điện áp đầu ra) ít nhất nửa chu kỳ một lần. Nếu yêu cầu đầu ra là 50 Hz, chẳng hạn, thì cầu dao cần phải thay đổi một trong hai vị trí ít nhất 50 lần/giây.

Trên thực tế, cầu dao thường “đóng ngắt” nhanh hơn nhiều so với như vậy. Một bộ điều khiển số sẽ được sử dụng để chỉ định trạng thái đóng ngắt của nó. Phương pháp đóng ngắt của bộ điều khiển này quyết định không chỉ tần số mà c.n điện áp trung bình trong suốt quá trình mang tải. Các mức này được bổ sung bằng cách điều chỉnh giá trị đầu vào của bộ phận theo như mong muốn. Cách điều khiển này được biết biết đến là Điều biến thời khoảng xung (PWM).
 

Mặc dù các bộ ngắt trong thiết bị chỉnh lưu thường được biểu thị dưới dạng các công tắc đơn (bên trái), nhưng triên thực tế lại có tích hợp rất nhiều cấu kiện bán dẫn (bên phải). aa thể hiện chân pha 2 cấp và b thiết bị 3 cấp tương ứng
 

Trên thực tế, cầu dao không phải là một công tắc di động như được thể hiện trên sơ đồ, mà nó được cấu thành từ các thiết bị bán dẫn điện năng 4a. Sự phát triển và tính năng của các cầu dao như vậy, kể từ khi xuất hiện lần đầu các bộ biến tần này, đã phụ thuộc vào sự tiến bộ của các bộ bán dẫn công suất. Chú thích 1.

Sẵn sàng cho cấp tiếp theo

Mặc dù dạng sóng điện áp VSI hai cấp được nêu ở sơ đồ 7a có thể thay đổi được về biên độ và tần số bằng PWM, nhưng hình dạng của đầu ra thì khác xa với hình sin. Kết quả là biến dạng dòng sóng hài, mức tiêu hao tăng, độ gia nhiệt trong động cơ đều ở mức cao. Một cách để điều chỉnh dạng sóng điện áp đạt mong muốn hơn chính là đưa vào sử dụng điện áp ở nhiều cấp. Khi dùng thêm một analog đơn nữa, thì giống như việc làm tăng độ phân giải trên một màn hình máy tính để làm cho các đồ hình sắc hơn.
 
Chú thích: Thiết bị bán dẫn: 50 năm phát triển thiết bị đóng ngắt

Trong 50 năm qua, ABB đã xác lập và duy trì vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực điện tử công suất. Thiết bị biến tần dựng cho động cơ là một phần chủ lực trong lĩnh vực kinh doanh này.

Cầu dao điện tử là thành phần chính trong mỗi bộ biến tần. Quá trình hình thành và phát triển cầu dao 5 cấp chính là một phần trong tiến tr.nh cải cách của thiết bị này.

Các độc giả đã và đang theo sát quá trình phát triển các thiết bị này sẽ nhớ là các bộ dẫn động điện công suất cao đầu tiên được  tạo thành dựa trên thiết bị đánh lửa luân chuyển dòng. Các thiết bị đánh lửa này có thể được thiết kế dựng cho các dòng điện lớn và điện áp cản cao (các phiên bản hiện nay đã đạt giá trị 8-10kV). Lợi thế chính của các thiết bị này là có thể được bật lên tại bất cứ điểm xác định nào, tuy nhiên lại không thể ngắt được (nó sẽ chạy tiếp như vậy cho đến khi có tác nhân bên ngoài tác động làm cho dòng ngừng mới thôi). Đặc điểm này làm hạn chế chiến lược đóng ngắt dòng hiện nay, và như vậy, xét về quan điểm chất lượng điện năng, thì nó làm hạn chế tính thích hợp của các mạch này (xem phần cầu dao 2 cấp ở sơ đồ 7a).

Các bộ chuyển đổi sử dụng các cầu dao này tạo ra hàm hài giữa mức phóng đại cao và tần số tương đối thấp. Hàm này gây ra các vấn đề cả đối với điện nguồn, cả đối với động cơ. Ngoài ra, hệ số công suất trên điện lưới lại dao động trên dải hoạt động của bộ biến tần. Các vấn đề thuộc về dòng đó được giải quyết bằng việc sử dụng các bộ lọc. Các vấn đề thuộc về động cơ được giải quyết bằng việc xử lý kích thước động cơ để khắc phục phần gia nhiệt và đáp ứng các yêu cầu về thiết kế trục cũng như các khớp nối để tương thích với các dao động mô men. Vào thời điểm đó, điều này được coi là chấp nhận được vì không có giải pháp cạnh tranh nào khác. Hiện nay, giải pháp này vẫn được ưa chuộng do tính ứng dụng hiệu suất điện năng rất cao (20 MW hoặc cao hơn) do độ tin cậy của nó. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các cấu kiện cầu dao mới, các cấu trúc mới cung cấp dạng sóng điện áp rất gần với dạng hình sin lý tưởng có thể thực hiện được. Các thành phần mới, tất cả bao gồm các điện trở được tối ưu hóa khác nhau như IGBT (Điện trở lưỡng cực có cổng cách điện) và IGCT (Điện dung đảo mạch có cổng tích hợp) đều có đặc điểm là chúng có thể được ngắt một cách tùy ý.
 
 
ximang.vn * (Nguồn: Tạp chí Thông tin KHCN-Vicem)

 

Các tin khác:

Sử dụng vòng bi FAG trong công nghiệp sản xuất xi măng ()

Hệ thống điều khiển phân tán trong Nhà máy Xi măng Sông Gianh (Phần 2) ()

Hệ thống điều khiển phân tán trong Nhà máy Xi măng Sông Gianh (Phần 1) ()

Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Bảo dưỡng thiết bị cán trục ()

Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Bảo dưỡng thiết bị đập búa ()

Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Bảo dưỡng thiết bị kẹp hàm ()

Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành ()

Tiêu chuẩn kĩ năng nghề: Vận hành thiết bị sản xuất xi măng (Phần 1) ()

Những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho vận hành lò nung Clinker (P3) ()

Những thiết bị hỗ trợ đắc lực cho vận hành lò nung Clinker (P2) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?