Trong số các sửa đổi có việc lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu GNSS, IMU (đơn vị đo quán tính) gắn trên khung gầm, module điều khiển, cùng với cảm biến LiDAR trong cabin và trên cánh tay đào.
Đối với dự án mới nhất này, HEAP bắt đầu bằng việc quét một công trường xây dựng, tạo ra bản đồ 3D của nó, sau đó ghi lại vị trí của những tảng đá (mỗi tảng nặng vài tấn) đã được đổ tại công trường. Sau đó, robot nâng từng tảng đá lên khỏi mặt đất và sử dụng công nghệ thị giác máy để ước tính trọng lượng và trọng tâm cũng như ghi lại hình dạng ba chiều của nó.
Một thuật toán chạy trên module điều khiển của HEAP xác định vị trí tốt nhất cho mỗi tảng đá để xây dựng một bức tường đá khô ổn định cao 6 m, dài 65 m. Đá khô dùng để chỉ một bức tường chỉ được làm bằng những viên đá xếp chồng lên nhau mà không có chất kết dính giữa chúng.
HEAP đã tiến hành xây dựng một bức tường như vậy, đặt khoảng 20 đến 30 tảng đá mỗi lần xây dựng. Theo các nhà nghiên cứu, đó là số lượng sẽ được vận chuyển trong một lần tải nếu sử dụng đá bên ngoài.
Trên thực tế, một trong những thuộc tính chính của hệ thống thử nghiệm là nó cho phép sử dụng các tảng đá có nguồn gốc địa phương hoặc các vật liệu xây dựng khác, do đó không cần phải lãng phí năng lượng khi mang chúng từ các địa điểm khác đến.
Hệ thống được vận hành mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Nhóm nghiên cứu cho biết, việc vận hành của robot đang được tiến hành thử nghiệm và nghiên cứu trên các dạng công trình đơn giản, hệ thống này có thể hỗ trợ con người ở các công trình có độ phức tạp hơn trong tương lai.
ximang.vn (TH/ New Atlas)