Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thành tựu

Vicem Bút Sơn đạt chi phí biến đổi tốt nhất Tổng Công ty Vicem

11/07/2022 9:54:45 AM

Năm 2021, do tác động của dịch bệnh Covid-19, thiên tai khiến nhu cầu xây dựng dân dụng giảm mạnh. Thêm vào đó các chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào như than, vỏ bao, xăng dầu… đồng loạt tăng giá làm cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Vicem Bút Sơn tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tăng cường đổi mới công nghệ, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất để giữ vững niềm tin của người tiêu dùng; nỗ lực tìm tòi nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mới có tính ứng dụng ngày càng cao…


Kho xử lý rác thải công nghiệp của Công ty Xi măng Vicem Bút Sơn.

Được sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc, từ tháng 9/2019, Công ty Xi măng Vicem Bút Sơn đã triển khai đề tài “Nghiên cứu sử dụng bùn, rác thải công nghiệp thông thường làm nguyên nhiên liệu thay thế cho sản xuất clinker và giảm thiểu môi trường”. Ngay từ khi triển khai, chủ trương sử dụng chất thải trong sản xuất xi măng đã được Chính phủ và các Bộ, ban, ngành và địa phương quan tâm, đồng thuận. Đến thời điểm hiện tại đề tài đạt nhiều thành công, được Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đánh giá cao và tạo dư luận tốt trong xã hội.

Sau một thời gian nghiên cứu, tính toán và tiếp cận công nghệ đốt nhiên liệu thay thế, ngày 27/9/2019, những tấn nhiên liệu thay thế đầu tiên được cấp vào lò nung số 2 của Vicem Bút Sơn. Đây là tiền đề cho ra đời dây chuyền tự động gia công, chế biến và cung cấp nhiên liệu thay thế cho 2 dây chuyền chỉ 3 tháng sau đó.

Hệ thống cung cấp nhiên liệu thay thế được nội địa hóa 100% từ các khâu: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và chạy vận hành. Hiện tại tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế đạt 20 - 30%, tiết kiệm vài chục tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái tạo là than cám, giảm phát thải CO2 ra môi trường.

Đại diện Vicem Bút Sơn cho biết, năm 2020, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế đạt hơn 15,135 tỷ đồng; 11 tháng năm 2021 đạt hơn 49,758 tỷ đồng. Thành công của đề tài đưa Công ty thành đơn vị đầu tiên trong Vicem sử dụng nhiên liệu thay thế, trong đó, đã nâng được tỷ lệ sử dụng rác thải làm nhiên liệu thay thế với tỷ lệ thay thế nhiệt đạt gần 30%, trung bình cả năm 2021 đạt gần 22%, là con số rất ấn tượng, vượt kỳ vọng khi sử dụng nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng ở Việt Nam. Nhờ đó giúp Công ty tiết giảm chi phí nhiên liệu, có chi phí biến đổi tốt nhất Vicem trong điều kiện giá than cám ngày càng tăng cao, đồng thời còn thể hiện vai trò, trách nhiệm của Vicem Bút Sơn đối với cộng đồng trong việc xử lý các vấn đề về môi trường: mỗi năm giảm được gần 132.174 tấn CO2 phát thải ra môi trường tương ứng với tỷ lệ thay thế nhiệt đạt 22%.

Bên cạnh đó, đề tài “Sử dụng bùn thải làm nguyên liệu thay thế” được triển khai, mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp tích cực hỗ trợ một phần khó khăn khi Công ty thiếu hụt nguồn sét (mỏ sét Ba Sao của Công ty tạm thời dừng khai thác để bảo vệ môi trường cảnh quan cho khu du lịch tâm linh Tam Chúc theo chủ trương của UBND tỉnh Hà Nam). Không chỉ tiết kiệm tài nguyên, Công ty cũng được hỗ trợ chi phí khi sử dụng bùn thải, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí hỗ trợ nhận được trong hai năm 2020 và 2021 hơn 17,867 tỷ đồng.

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Nhà máy Xi măng Vissai Ninh Bình khắc phục khó khăn, hoàn thành mục tiêu SXKD ()

Sáng kiến “Phương pháp thay thế phân tích Cr6+ trong xi măng” góp phần bảo vệ sức khỏe NLĐ ()

Vicem Hoàng Mai ứng ụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh ()

Vicem Hoàng Mai làm chủ giải quyết nút thắt công nghệ ()

Xi măng Đồng Lâm chú trọng các giải pháp công nghệ đem lại hiệu quả trong SXKD ()

Quý 1: LNST của Vicem Bút Sơn đạt gần 18 tỷ đồng sau khi tăng giá bán ()

Xi măng La Hiên - VVMI vượt khó để tăng trưởng ()

Quý 1: Xi măng Long Sơn tiêu thụ đạt 1,85 triệu tấn xi măng và 932.000 tấn clinker ()

Xi măng La Hiên đảm bảo ổn định sản xuất, giữ vững thị trường tiêu thụ ()

Ngành Xi măng nỗ lực vượt khó khăn, vươn lên tầm cao mới ()

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?