Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Tác động của dịch Covid-19 tới KQKD quý I và kế hoạch năm 2020 của một só doanh nghiệp xi măng

25/05/2020 10:34:51 AM

Hai hóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất trong năm nay là nhóm doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao trong cơ cấu tiêu thụ và nhóm doanh nghiệp đang có tình trạng tài chính yếu kém. Trong quý I/2020, hai nhóm doanh nghiệp đều có mức sụt giảm từ 5 - 10% về doanh thu so với cùng kỳ năm 2019. Một số doanh nghiệp đang có tồn kho rất lớn, đi kèm với công nợ tăng vọt và sụt giảm về khả năng tiêu thụ. Trong đó, ước tính khoảng 20% số doanh nghiệp được đưa vào diện cảnh báo mất an toàn về tài chính và nhiều doanh nghiệp có khả năng thua lỗ lớn trong năm nay.

I. Nhận định chung về các nhóm doanh nghiệp xi măng


Dựa vào các phân tích về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành xi măng Việt Nam cùng với số liệu về KQKD của các doanh nghiệp trong quý I/2020, FPTS đưa ra một số nhận định chung về tác động của dịch bệnh và triển vọng ngắn hạn đối với kết quả kinh doanh các nhóm doanh nghiệp trong ngành trong thời gian tới.

1. Nhóm doanh nghiệp tỷ trọng xuất khẩu cao sẽ có KQKD sụt giảm sâu trong quý/2020, hồi phục kém trong giai đoạn còn lại của năm

Theo ghi nhận, sản lượng xuất khẩu quý I/2020 của các doanh nghiệp xi măng đều bị ảnh hưởng trên 10% so với cùng kỳ. Trong đó, hầu hết bị ảnh hưởng là khối doanh nghiệp tư nhân với nhà máy công suất lớn tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Với tình hình xuất khẩu kém khả quan có thể kéo dài cho đến hết năm, các doanh nghiệp này đang chuyển hướng sang thị trường nội địa, dồn áp lực tiêu thụ lên các thị trường xung quanh khu vực nhà máy, tạo sức ép rất lớn tới hoạt động tiêu thụ xi măng trong nước.
 
Thị phần xuất khẩu ước tính của một số doanh nghiệp lớn trong ngành và sản lượng xuất khẩu quý I/2020

 
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC)

Kết quả kinh doanh quý I của BCC trong 5 năm gần nhất (Nguồn: BCC, FPTS ước tính)

 
Chúng tôi ước tính sản lượng xuất khẩu của BCC trong quý I/2020 giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019 phần lớn do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 3% YoY. Tồn kho cao và áp lực giảm giá bán trên các thị trường khiến KQKD quý I diễn ra tiêu cực, với lợi nhuận ước tính sụt giảm 36% YoY. Mặc dù tình hình dịch bệnh cho thấy ảnh hưởng lớn tới hoạt động của BCC, doanh nghiệp vẫn đang đặt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rất cao trong năm 2020.

 
Cụ thể, doanh nghiệp giải thích cơ sở cho việc đặt ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cao trong năm 2020 là nhờ sửa chữa một số sự cố lớn của nhà máy, mở rộng hệ thống tổng kho ở thị trường chính để giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, các kế hoạch này phần lớn chỉ hỗ trợ về các chi phí đầu vào, trong khi việc giữ nguyên kế hoạch sản xuất gây ra các rủi ro về tiêu thụ và tồn kho lớn, tính đến tình hình tiêu thụ kém hiện tại và nhà máy Xi măng Long Sơn dây chuyền 2 (bằng 58% công suất BCC) sắp hoạt động ngay tại khu vực Thanh Hóa. Trong quá khứ, doanh nghiệp đã có giai đoạn tồn kho cao vào năm 2017, 2018 với mức sụt giảm lợi nhuận lên đến gần 90% trong vòng 2 năm, do gần như phải bán dưới chi phí sản xuất để tránh việc sản phẩm hết hạn. Điều này củng cố nhận định của chúng tôi về một kịch bản xấu đối với hoạt động kinh doanh của BCC trong các quý tới.

2. Nhóm doanh nghiệp có rủi ro cao về thanh khoản và mất an toàn về tài chính sẽ gặp khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất

Tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, nhóm doanh nghiệp này lại có rủi ro lớn nhất trong tình hình thị trường hiện tại, với áp lực tồn kho có thể không được giải quyết triệt để và tình hình tiêu thụ chậm trong các quý còn lại sẽ đè nặng áp lực thanh khoản tới những doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu kém.
 
Một loạt doanh nghiệp thuộc diện cảnh báo mất thanh khoản
Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (HNX: QNC)

Kết quả kinh doanh quý I của QNC trong 5 năm gần nhất (Nguồn: QNC, FPTS ước tính) 


QNC có tình trạng tài chính rất rủi ro, chủ yếu do sử dụng vay nợ quá lớn trong thời gian đầu xây dựng nhà máy, cùng với cơ cấu thị trường không phù hợp dẫn tới khó khăn để hoàn trả các khoản nợ. Hiện tại, QNC có tới 681 tỷ đồng nợ vay và 1.377 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm tới 134% tổng tài sản (vốn chủ sở hữu âm), trong đó nghĩa vụ nợ ngắn hạn đã chiếm 81% tổng số nợ. Trong tình hình hiện tại, chúng tôi nhận định QNC sẽ gặp rất nhiều khó khăn về khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà máy trong giai đoạn còn lại của năm.


Doanh nghiệp không đưa ra cơ sở giải trình cho kế hoạch kinh doanh sẽ thực hiện trong năm nay. Tuy nhiên, QNC cho biết các quý đầu năm bị ảnh hưởng nặng từ dịch Covid-19 do một phần sản lượng xuất khẩu (ước khoảng 20 – 25% tiêu thụ nhà máy) xuất sang Trung Quốc bị giảm sút nghiêm trọng. Đối với các khoản nợ, hiện doanh nghiệp đang thương lượng với các ngân hàng để gia hạn lại các khoản vay nợ đến hạn trong tháng 6 năm nay hoặc xin cơ cấu lại các khoản vay mới. Trong trường hợp xấu nhất nếu không gia hạn được nợ, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất một cách ổn định. Hiện QNC có 98 tỷ đồng nợ phải trả (chiếm 7% tổng nợ phải trả) đã quá hạn cho tới ngày 31/12/2019.
 
3. Nhóm doanh nghiệp có thị phần nội địa vững chắc và sức khỏe tài chính ổn định sẽ phục hồi tốt nhất sau đại dịch và gia tăng thị phần trong nước
 

 
Thị trường miền Bắc và miền Nam là hai thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhất cả nước, với nhu cầu tập trung chính ở hai khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ (chiếm 48% tổng tiêu thụ cả nước). Dẫn đầu thị phần của cả hai khu vực là những doanh nghiệp có thị phần nội địa vững chắc và có những lợi thế mạnh về hệ thống phân phối trong nước, về công nghệ cũng như giá thành sản xuất. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ việc gián đoạn nhiều công trình lớn trong nước thời gian diễn biến dịch Covid-19, chúng tôi cho rằng nhóm doanh nghiệp này sẽ có triển vọng hồi phục tốt nhất sau đại dịch và có thể củng cố thị phần của mình trong giai đoạn khó khăn sắp tới.

Công ty CP Xi măng VICEM Hà Tiên (HSX: HT1)

Kết quả kinh doanh quý I của HT1 trong 5 năm gần nhất (Nguồn: HT1, FPTS tổng hợp)


Doanh thu của HT1 trong QI/2020 giảm mạnh 13,8% YoY do các hợp đồng cung cấp sản phẩm tới công trình tại TPHCM bị gián đoạn, đồng thời, hợp đồng với một số dự án FDI ở Bình Dương chưa thực hiện được do chủ đầu tư tạm hoãn trong thời gian dịch bệnh. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của HT1 tăng nhẹ 3% YoY nhờ hưởng lợi từ giá than nhập khẩu Australia giảm. Doanh nghiệp vẫn giữ vững thị phần nội địa quý I/2020 ở mức 33%, bằng với quý 4/2019.

Trong kế hoạch doanh thu của HT1, doanh nghiệp đã điều chỉnh kế hoạch doanh thu giảm 3% YoY, thấp hơn so với ước tính trước đó (cuối năm 2019 dự định doanh thu năm 2020 tăng 10% YoY), đồng thời lợi nhuận cũng được thận trọng đặt ở mức giảm 11% YoY. Trong năm nay, hoạt động kinh doanh của HT1 đối diện với một số rủi ro nhất định trong đó: (1) Phân khúc xây dựng công nghiệp tại Bình Dương có thể sụt giảm mạnh do các dự án FDI chưa thể thực hiện được và (2) Áp lực cạnh tranh từ nhà máy FiCO Tây Ninh và nhà máy An Phú đi vào hoạt động tại thị trường miền Nam trong năm nay. Doanh nghiệp đã có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất trong các năm tới bằng việc xây dựng bổ sung trạm nghiền xi măng tại Long An, tuy nhiên sẽ tạm hoãn khởi công các dự án mới để đảm bảo nguồn vốn sản xuất ổn định trước tình hình khó khăn của thị trường.

 
II. Khuyến nghị đầu tư cổ phiếu ngành xi măng


Với những phân tích đưa ra ở trên, mặc dù đại dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát tại Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới, giới đầu tư đặt kỳ vọng rất thấp vào khả năng hồi phục của các cổ phiếu ngành xi măng trong giai đoạn còn lại của năm 2020. Mặc dù giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp xi măng tính từ đầu năm đến nay đã có mức giảm trung bình khoảng 10 - 20%, phản ảnh được một phần kỳ vọng về tác động của dịch bệnh lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, chưa nhận thấy bất kỳ triển vọng về khả năng hồi phục của thị trường xi măng trong nửa cuối năm 2020. Do đó, trong ngắn hạn, FPTS khuyến nghị KHÔNG ĐẦU TƯ đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp xi măng cho đến hết năm 2020.

ximang.vn (TH/FPTS)

 

Các tin khác:

Xi măng La Hiên tiêu thụ được hơn 305.000 tấn xi măng các loại ()

Doanh nghiệp vật liệu kỳ vọng gói đầu tư công 700.000 tỷ ()

Xi măng Đồng Bành chủ động khôi phục đẩy mạnh sản xuất ()

Doanh nghiệp gạch không nung đang dần trở lại sau dịch Covid-19 ()

Vicem Hải Phòng thực hiện tốt lời Bác dạy, phát huy truyền thống xây dựng doanh nghiệp vững mạnh ()

Doanh thu quý I Công ty Xi măng Phúc Sơn giảm mạnh ()

Quý I/2020: Lợi nhuận của SCG giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái ()

Hưng Yên: Gỡ khó cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ()

Thái Nguyên: Doanh nghiệp ổn định sản xuất trở lại trong giai đoạn chống dịch mới ()

Chi hội CCB Công ty Vicem Hoàng Thạch luôn thắp sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?