» Công ty Xi măng Chinfon (Chinfon Cement Corporation) được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 490/GP do Ủy Ban Nhà Nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ngày 24/12/1992 theo hình thức liên doanh và chính thức hoạt động thương mại từ năm 1997. Đây là doanh nghiệp liên doanh giữa VICEM, TP Hải Phòng và tập đoàn Chinfon, Đài Loan. Công ty Xi măng Chinfon là doanh nghiệp thuộc khối có yếu tố vốn nước ngoài (NNG)
THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY XI MĂNG CHINFON (Chinfon Cement Corporation)
2. Mã số thuế: 0200110200 (Công ty đã đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và được cấp Giấy CN ĐKDN lần đầu ngày 23/07/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 08/01/2025)
3. Địa chỉ
- Trụ sở chính: Số 288 đường Bạch Đằng, phường Minh Đức, TP. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
- Trạm nghiền Hiệp Phước: Lô A7, Khu Công nghiệp Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM
4. Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất xi măng, clinker và các sản phẩm vật liệu xây dựng liên quan (theo phân ngành sản xuất xi măng, vôi và thạch cao). Bên cạnh đó, công ty khai thác nguyên liệu (đá vôi, đất sét), sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, vôi, thạch cao.
5. Ngày thành lập: 24/12/1992, theo giấy phép đầu tư số 490/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp.
6. Vốn đăng ký hoạt động: 1.319,4 tỷ đồng (~110 triệu USD)
7. Thông tin góp vốn chủ sở hữu
- Chinfon Vietnam Holding Co. Ltd. (Indonesia): 70%
- UBND TP. Hải Phòng: 15,56%
- Vicem: 14,44%
Chinfon Holding là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Tập đoàn Chinfon, Đài Loan) thông qua pháp nhân tại Indonesia. UBND TP Hải Phòng ủy quyền vốn nhà nước tại doanh nghiệp qua Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước HP; Vicem góp vốn liên kết. Cơ cấu này giữ ổn định từ 1992 đến nay (chưa có biến động lớn). Quan hệ giữa các cổ đông được điều chỉnh theo Hợp đồng liên doanh ban đầu và Điều lệ công ty (cập nhật 2008).
Mỏ đá vôi Thần Vĩ thuộc nhà máy xi măng Chinfon
8. Tổng mức đầu tư nhà máy, các hạng mục sản xuất:
- Giai đoạn 1992 - 1997: Xây dựng nhà máy và dây chuyền sản xuất số 1
Dự án nhà máy Chinfon (dây chuyền 1) được phê duyệt với công suất lò quay 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm) với tổng vốn đầu tư 288,3 triệu USD. Thực tế, sau khi hoàn thành xây dựng dây chuyền 1 năm 1997 (công suất thiết kế ~1,4 triệu tấn xi măng/năm), tổng chi phí quyết toán là 263,7 triệu USD.
- Giai đoạn 2003 - 2008: Mở rộng dây chuyền 2 và đầu tư trạm nghiền Hiệp Phước
- Điều chỉnh vốn và xây dựng dây chuyền 2 (Hải Phòng): Trên cơ sở quy hoạch phát triển xi măng đến 2010, Bộ KH&ĐT đã chấp thuận cho Công ty xi măng Chinfon điều chỉnh vốn đầu tư từ 288,3 triệu USD lên 450 triệu USD để triển khai dây chuyền 2.
- Dây chuyền 2 có công suất thiết kế tương tự DC1 với công suất lò quay 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm), khởi công tháng 4/2006 và đi vào vận hành từ tháng 9/2008. Tổng mức đầu tư dây chuyền 2 khoảng 161-162 triệu USD. Nhờ tận dụng hạ tầng sẵn có, suất đầu tư dây chuyền 2 (~ 115 USD/tấn) thấp hơn khoảng 40% so với dây chuyền 1.
- Việc tài trợ vốn thực hiện chủ yếu thông qua vay thương mại trong nước - năm 2006, một liên danh 4 ngân hàng do Vietcombank làm đầu mối đã ký hợp đồng tín dụng cho dự án dây chuyền 2 (tổng mức đầu tư 160,8 triệu USD).
- Xây dựng Trạm nghiền Hiệp Phước (Nhà Bè, TP.HCM): Dự án khởi công tháng 2/2005, quy mô 1 triệu tấn xi măng/năm với tổng vốn đầu tư 58 triệu USD. Giai đoạn 1 hoàn thành giữa 2006, công suất 0,5 triệu tấn/năm với vốn ~ 29 triệu USD. Giai đoạn 2 được triển khai ngay sau đó, nâng công suất trạm nghiền lên 1,0 triệu tấn/năm vào năm 2008.
- Giai đoạn 2013 - 2015: Đầu tư hệ thống phát điện nhiệt dư
Để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, Công ty xi măng Chinfon đã đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt thừa khí thải tại nhà máy nhà máy Tràng Kênh với 02 DC hiện có (tận dụng khí nóng từ lò nung và máy làm nguội clinker để phát điện). Dự án triển khai 2013 và khánh thành vào tháng 9/2014, với tổng vốn đầu tư 20,5 triệu USD.
Hệ thống phát điện nhiệt dư công suất thiết kế 12,8 MW này giúp tự cung cấp ~ 25–30% nhu cầu điện của nhà máy, giảm phát thải ~ 60.000 tấn CO₂ mỗi năm. Nguồn vốn cho dự án chủ yếu từ vốn tự có của doanh nghiệp, có tham khảo hỗ trợ kỹ thuật từ các chương trình tín dụng “sản xuất sạch hơn” (WB cam kết cho vay ngành xi măng 200 - 400 triệu USD năm 2014).
Nhà máy xi măng Chinfon tại Hải Phòng
9. Quá trình hình thành và phát triển
- 1992: Thành lập Công ty liên doanh Xi măng Chinfon – Hải Phòng, theo Giấy phép đầu tư số 490/GP ngày 24/12/1992 do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư cấp.
- 1995 - 1997: Khởi công xây dựng dây chuyền 1 vào 12/5/1995 và đốt lò dây chuyền 1 ngày 12/5/1997. Quy mô dây chuyền 1: Dây chuyền 1 công suất thiết kế ~ 4.000 tấn clinker/ngày (khoảng 1,4 - 1,6 triệu tấn xi măng/năm).
Dây chuyền này về sau (năm 2022) đã được cải tạo nâng công suất lên ~ 4.900 tấn clinker/ngày (~ 2,1 triệu tấn xi măng/năm), tăng ~ 22,5% so với ban đầu. - 2003 - 2006: Xây dựng Trạm nghiền Hiệp Phước tại KCN Hiệp Phước (Nhà Bè, TP.HCM). Khởi công tháng 3/2003, trạm nghiền đi vào hoạt động tháng 10/2006 và xuất xưởng lô xi măng đầu tiên ngày 10/10/2006. Công suất giai đoạn 1 khoảng 500.000 tấn xi măng/năm (sau nâng dần lên 0,8 rồi 1,6 triệu tấn khi hoàn thiện cả 2 giai đoạn).
Tháng 1/2007, Tên công ty được đổi từ “Xi măng Chinfon Hải Phòng” thành “Công ty Xi măng Chinfon” cho phù hợp phạm vi hoạt động. - Dây chuyền 2 (2006 - 2008): Khởi công xây dựng dây chuyền 2 năm 2006 tại khu vực Tràng Kênh, và đốt lò dây chuyền 2 vào 29/9/2008.
Dây chuyền 2 có công suất thiết kế ~ 1,4 triệu tấn xi măng/năm. Sau khi vận hành ổn định, dây chuyền 2 được nâng lên ~ 4.800 tấn clinker/ngày (~ 2,1 triệu tấn xi măng/năm).
Tháng 9/2008, Công ty xi măng Chinfon đã hoàn thành đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp 2005 (chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH nhiều thành viên) và được Sở KH&ĐT Hải Phòng cấp Giấy CN Đăng ký DN với mã số thuế 0200110200. - 2010 - 2014: Hoàn thành lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt khí thải phát điện (công suất 12,8 MW) - dự án phát điện nhiệt dư lớn nhất ngành xi măng Việt Nam thời điểm đó, đáp ứng ~ 25% nhu cầu điện của nhà máy. Khánh thành năm 2014, hệ thống phát điện này giúp tiết kiệm chi phí và giảm phát thải ~ 60.000 tấn CO₂ mỗi năm.
- 12/2022: Được phê duyệt điều chỉnh tăng công suất sản xuất xi măng từ 3,696 triệu tấn lên 4,2 triệu tấn/năm. Việc điều chỉnh do thay đổi tỷ lệ phối trộn phụ gia (sử dụng tro, xỉ công nghiệp) giúp tăng sản lượng xi măng không cần đầu tư thêm lò clinker.
8. Sản phẩm - Dịch vụ chính
- Xi măng Chinfon PCB30: Xi măng Poóc lăng hỗn hợp PCB30 đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:2020 và QCVN 16:2019 về chất lượng.
- Xi măng Chinfon PCB40: Là xi măng PCB40 (Poóc lăng hỗn hợp cường độ cao hơn) được ưa chuộng tại thị trường miền Trung và miền Nam. Xi măng PCB40 Chinfon có cường độ nén cao, ổn định, phù hợp mọi công trình dân dụng lẫn các dự án bê tông yêu cầu mác cao (nhà cao tầng, cầu đường, cảng, sân bay). Sản phẩm đáp ứng TCVN 6260:2020 (PCB40) và cả tiêu chuẩn ASTM C1157 loại GU (xi măng đa dụng). Bao PCB40 Chinfon hiện có hai mẫu: bao giấy truyền thống nền nâu và bao PP tráng màu trắng.
- Xi măng Chinfon PC50: xi măng Poóc lăng (OPC) mác cao cho bê tông chịu lực lớn. Sản xuất theo TCVN 2682:2020 (Clinker PCB50) và phù hợp ASTM C150 loại I.
- Xi măng Chinfon PCB40 Premium rời: Sản phẩm xi măng rời PCB40 cao cấp chuyên dùng cho bê tông trộn sẵn chất lượng cao (dự án ngầm, đập thủy điện, công trình biển. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam và ASTM (loại GU hoặc tương đương CEM II/A-L 42,5N).
- Xi măng bền Sunfat (Chinfon PCB SR): Đây là dòng sản phẩm mới Chinfon giới thiệu từ tháng 5/2024 – xi măng Poóc lăng bền sunfat.
- Clinker thương phẩm: Ngoài xi măng, Chinfon còn sản xuất và bán clinker Poóc lăng (theo TCVN 7024) – nguyên liệu cho các nhà máy nghiền xi măng khác.
Cem.Info