Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp xi măng chủ động ứng phó với áp lực

02/09/2021 1:03:02 PM

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành xi măng đang phải đối diện với rất nhiều áp lực, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi, nếu muốn tồn tại và phát triển. 

Trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng thì xi măng là ngành có công suất cao, cung lớn hơn cầu ở thị trường nội địa, gây áp lực lên các nhà sản xuất. Hiện cả nước có 90 dây chuyền với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất 122 triệu tấn/năm.

Theo Chiến lược Phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, trong giai đoạn 2021 - 2030, chỉ đầu tư thêm các nhà máy xi có công suất từ 5.000 tấn clinker/ngày trở lên (hiện nay công suất trung bình một dự án là dưới 2.500 tấn clinker/ngày). Đến năm 2025, nhà máy xi măng công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clinker/ngày bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời, tỷ lệ sử dụng clinker trong sản xuất xi măng cũng phải giảm xuống.

Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư các dây chuyền sản xuất xi măng tính đến năm 2030 là 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn, đưa tổng công suất dự kiến của cả nước lên 140,35 triệu tấn/năm với tổng 109 dây chuyền sản xuất xi măng.

Bên cạnh áp lực dư cung, ngành xi măng còn đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào như giá nguyên liệu sản xuất đầu như than, điện, xăng dầu, vỏ bao... đều tăng. Việc tăng giá bán đã được doanh nghiệp xi măng tính đến nhưng trên thực tế doanh nghiệp chỉ dám tăng từ 30.000 - 50.000 đ/tấn.


Về sản lượng tiêu thụ xi măng trong 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 56,44 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ nội địa 6 tháng đầu năm khá tốt. Nhưng bước sang tháng 7 - 8/2021 và dự kiến tháng 9/2021, tiêu thụ nội địa gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch. Hai thị trường lớn nhất cả nước là TP.HCM và Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều công trình phải tạm dừng thi công (chỉ một số ít công trường được cho phép thi công).

Hiện một số nhà máy đang tận dụng thời gian này để bước vào giai đoạn sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị định kỳ. Nhưng nếu dịch tiếp tục kéo dài thì khó khăn này sẽ không biết sẽ đẩy cao đến đâu và bản thân DN có chịu được nếu dịch còn kéo dài? Bởi đặc thù ngành Xi măng là xi măng có thời hạn sử dụng ngắn, nếu đắp chiếu nằm trong kho quá lâu thì sản phẩm hỏng hết, không sử dụng được.

Ngành xi măng đứng trước áp lực dư cung lớn, giá nguyên liệu đầu vào tăng, tiêu thụ ở thị trường trong nước thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn do đợt dịch Covid - 19 lần thứ 4. Một cánh cửa được mở ra cho ngành là xuất khẩu và thực tế con số xuất khẩu tăng trưởng mạnh đã trở thành bằng chứng thuyết phục cho nhiều doanh nghiệp. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến 15/7, xuất khẩu xi măng và clinker đạt hơn 22.600 tấn, trị giá hơn 878,6 triệu USD, tăng lần lượt 26% về lượng và hơn 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trị giá bình quân xuất khẩu mặt hàng này đạt khoảng 38,8 USD/tấn, tăng nhẹ 3,4% trong khi cùng kỳ 2020 là 37,5 USD/tấn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam với 10,3 triệu tấn, trị giá hơn 368,6 triệu USD, chiếm 49,4% về lượng và 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng của cả nước. Ngoài ra, thị phần xuất khẩu sang các thị trường lớn đều tăng tốt, ngoại trừ Đài Loan (giảm gần 80% về cả lượng và giá trị).

Nhưng sang tháng 7 - 8/2021, làn sóng dịch bệnh bao vây nhiều quốc gia trên Thế giới, hoành hành khắp Đông Nam Á khiến xuất khẩu xi măng của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Do các cảng biển trên Thế giới giảm tải vì dịch bệnh, đồng thời chi phí vận tải tăng đã khiến sản lượng xuất khẩu của ngành xi măng giảm đáng kể.

Với mục tiêu hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, Bộ Tài chính mới đề xuất Chính phủ tăng thuế xuất khẩu đối với clinker từ mức hiện tại 5% lên 10%. Lý do là trong bối cảnh hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất hai mặt hàng này chủ yếu dựa trên việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, đặc biệt là sử dụng điện với giá thấp.

Việc tăng thuế xuất clinker là cần thiết để hạn chế xuất khẩu clinker nhưng trong bối cảnh dịch bệnh và thị trường xi măng nội địa dư cung thì áp lực tăng thuế này sẽ đè nặng lên vai các doanh nghiệp. Và nếu chính sách tăng thuế xuất khẩu clinker được thông qua thì sẽ khiến cánh cửa xuất khẩu của Việt Nam hẹp lại.

Một vấn đề nữa cũng cần các doanh nghiệp xi măng cân nhắc, tính toán đó là đến năm 2023, xi măng xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển cần đáp ứng yêu cầu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng ở mức thấp. Nếu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng cao như hiện nay, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế cao hơn.

Một cuộc cạnh tranh gay gắt, mang tính sàng lọc đang diễn biến mạnh mẽ trong thị trường xi măng. Bởi những doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu, có chi phí sản xuất cao cộng độ phủ thương hiệu kém sẽ bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, thậm chí khó tồn tại.

Tái cấu trúc toàn diện, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp xi măng cần giảm hàm lượng CO2 trong sản xuất, quan tâm nhiều đến môi trường... Sản xuất xanh, bền vững, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành xi măng, là con đường buộc các doanh nghiệp bước tới nếu muốn tồn tại, phát triển trong kỷ nguyên mới.

ximang.vn (TH/ Xây dựng)

 

Các tin khác:

Vicem Bút Sơn đổi mới công nghệ, đảm bảo môi trường, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ()

Thanh Hóa: Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất VLXD ()

Nghệ An: Doanh nghiệp sản xuất xi măng vẫn đạt mức tăng trưởng khá ()

Vicem Hải Phòng tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ()

Xi măng Điện Biên: Ổn định sản xuất kinh doanh trong dịch bệnh ()

Công ty Cổ phần Xi măng Tân Quang nỗ lực thực hiện mục tiêu kép ()

Công ty CP Xi măng - Xây dựng Công trình Cao Bằng đạt doanh thu trên 6 tỷ đồng ()

Công ty Xi măng Quang Sơn bảo đảm sản xuất trong điều kiện phòng dịch Covid-19 ()

Quý 2: Cả doanh thu và lợi nhuận của Xi măng Bỉm Sơn đều tăng trưởng ()

Xi măng Đồng Lâm đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?