Trong khi giá thép tăng kỷ lục trong những tuần vừa qua, giá than cũng tăng theo, giá điện về cơ bản cũng tăng lên (đối với sản xuất) thì ngành xi măng vẫn chưa tăng giá. Việc không tăng giá bán rất có thể khiến doanh nghiệp xi măng tự đẩy mình vào thế khó. Tuy nhiên, tăng giá như thế nào lại là bước đi cần tính toán thận trọng.
Giá thép trong những tuần qua đã liên tục tăng lên, đặc biệt là thép cho xây dựng như thép ống, thép cây đã tăng khoảng 25% so với thời điểm quý III/2020. Cuối năm, một số doanh nghiệp xây dựng trong nước còn gặp tình trạng thiếu hụt nhiều loại thép, như thép có đường kính 16mm, 25mm, tác động trực tiếp đến kế hoạch, tiến độ của nhà thầu. Tuy nhiên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, việc giá thép tăng là do nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.
VSA cho hay, có nhiều yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước. Đơn cử như trong tháng 11/2020, giá thép phế nội địa tăng mạnh từ 700 - 900 đồng/kg, giữ mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; Giá thép phế nhập khẩu tăng 37 USD/tấn giữ mức 350 USD/tấn cuối tháng 11/2020.
Giá phôi thép cũng tăng mức 44 USD/tấn giữ mức 494 ~ 496 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg, giữ giá ở mức 11.400 - 11.600 đồng/kg. Việc tăng giá thép ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá xây dựng của các công trình nhưng đối với ngành Thép lại là một năm tăng trưởng ngoài dự báo.
VSA cho hay, có nhiều yếu tố tác động đến giá thép xây dựng trong nước. Đơn cử như trong tháng 11/2020, giá thép phế nội địa tăng mạnh từ 700 - 900 đồng/kg, giữ mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; Giá thép phế nhập khẩu tăng 37 USD/tấn giữ mức 350 USD/tấn cuối tháng 11/2020.
Giá phôi thép cũng tăng mức 44 USD/tấn giữ mức 494 ~ 496 USD/tấn. Giá phôi nội địa tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg, giữ giá ở mức 11.400 - 11.600 đồng/kg. Việc tăng giá thép ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá xây dựng của các công trình nhưng đối với ngành Thép lại là một năm tăng trưởng ngoài dự báo.

Trong khi ngành thép hưởng lợi từ tăng giá thì ngành xi măng lại có xu hướng ngược lại. Chịu nhiều áp lực từ nguyên, nhiên liệu cho sản xuất nhưng ngành xi măng vẫn chưa điều chỉnh tăng giá bán.
Tại thị trường Việt Nam, giá than cho sản xuất xi măng và các nhà máy nhiệt điện đã tăng khoảng 20% trong năm 2020. Việc tăng giá này đẩy ngành xi măng và ngành điện lâm vào thế khó. Tuy nhiên, so với cái khó của ngành điện thì thế khó ngành Xi măng còn tăng lên gấp bội phần bởi điện và than là nhiên liệu đầu vào cho sản xuất xi măng. Theo tính toán của các nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam, trung bình than chiếm khoảng 30% cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng. Giá than tăng 20% khiến các nhà máy trầy trật tìm kiếm lợi nhuận do không tăng giá bán.
Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, sở dĩ than tăng giá mạnh là do Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhiệt điện, mua hết than của các quốc gia đang xuất khẩu than như Ấn Độ, Indonesia, Canada, Mỹ làm giá than tăng mạnh và nguồn cung cho các quốc gia khác suy yếu. Trong khi nguồn than cho sản xuất xi măng là than nhập khẩu nên giá than cho sản xuất xi măng đã tăng nhanh, lên đến 20%.
Được biết, giá than nhiệt kỳ hạn giao sau trên sàn giao dịch Trịnh Châu (Zhengzhou) đã tăng gần 12% trong tháng 12/2020, mạnh nhất kể từ tháng 1/2018. Tuần trước, giá đã đạt 730 CNY (111,77 USD)/tấn. Sau đó giá đã hạ nhiệt chút ít, xuống 663,8 CNY/tấn vào ngày 30/12.
Chỉ số giá than tại Vịnh Bột Hải gồm tổng hợp giá than tại các cảng lớn ở phía Bắc Trung Quốc, được dùng tham chiếu cho toàn quốc - ngày 30/12 đạt mức cao nhất trong vòng ít nhất 2 năm trở lại đây, là 585 CNY/tấn.
Một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nguồn nguyên liệu than trong nước nhưng sao phải nhập khẩu? Câu trả lời là than dùng cho sản xuất điện là than Cám 4, Cám 5 có giá thấp hơn nhiều so với than Cám 2, Cám 3 được khai thác trong nước. Chính vì thế, than vẫn vừa xuất vừa nhập do nhu cầu của mỗi ngành sản xuất khác nhau.
Không chỉ nhiên liệu cấu thành sản xuất tăng giá, mà nhiên liệu đầu vào như đá vôi đang dần cạn kiệt cũng đang gây không ít khó khăn đối với ngành sản xuất xi măng. Trung bình, sản xuất 1 tấn xi măng cần đến 1,1 tấn đá vôi. Chi phí vận chuyển đá vôi sẽ tăng lên đáng kể nếu địa điểm khai thác cách xa nhà máy hoặc khai thác dưới lòng đất thay vì khai thác lộ thiên.
Mặc dù chịu nhiều sức ép nhưng đến thời điểm này, xi măng vẫn đang gồng mình chống chọi. Tuy nhiên, nếu không tăng giá bán, ngành xi măng sẽ tự đẩy mình vào thế khó. Được biết, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng đạt mức tăng trưởng đột biến của Việt Nam (tăng 49% trong 9 tháng đầu năm 2020) đã bất ngờ giảm giá nhập khẩu cliker khiến Việt Nam mất đi một cơ hội cho thị trường mới nổi này.
ximang.vn (TH/ Tạp chí VLXD)