Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Thị trường giấy dán tường, gỗ lát nền doanh nghiệp trong nước chưa có chỗ đứng

21/07/2014 1:39:58 PM

Vài năm gần đây, nhu cầu sử dụng vật liệu là giấy dán tường, gỗ lát nền tăng khá cao. Bởi các loại giấy dán tường, gỗ lát nền giúp cho việc trang trí căn phòng thêm sinh động, tạo được các điểm nhấn trông đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, hai mặt hàng trên hầu hết phải nhập khẩu vì doanh nghiệp trong nước rất ít sản xuất.

Chủ yếu là hàng nhập

Tuy sức mua ngày càng tăng, song trên thị trường hầu như chỉ có bán hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Trong đó, giấy dán tường chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc. Còn mặt hàng gỗ lát nền đa dạng hơn, loại giá rẻ chất lượng thấp có hàng của Trung Quốc, giá trung bình có hàng nhập khẩu từ Đài Loan, Thụy Sĩ, hàng cao cấp nhập khẩu từ Đức.


Chọn mua giấy dán tường tại một doanh nghiệp ở TP. Biên Hòa.


Ông Trịnh Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, xây dựng, mỹ thuật Quy Treo ở KP.1, phường Tân Tiến (TP.Biên Hòa) cho biết: “Công ty tôi chuyên thiết kế trang trí nội thất và kiêm kinh doanh mặt hàng giấy dán tường các loại. Nhiều khi tôi thấy thật tiếc vì nhu cầu sử dụng các loại giấy dán tường ngày càng nhiều nhưng trong nước lại không có một doanh nghiệp nào sản xuất”. Ông Tuấn nói thêm, nếu trong nước có doanh nghiệp sản xuất các loại giấy dán tường và giá cũng tương đương giấy nhập khẩu, DN sẽ ưu tiên giới thiệu để khách hàng dùng hàng Việt. Hiện giá bán lẻ các loại giấy dán tường từ 70-90 ngàn đồng/m2 (gồm cả công dán).

Sở dĩ mặt hàng giấy dán tường chỉ có hàng nhập khẩu chiếm lĩnh, là vì các doanh nghiệp trong nước ngại đầu tư vào lĩnh vực này do máy móc và nguyên liệu đều phải nhập khẩu. “Tôi cũng đã thử tìm hiểu phương pháp sản xuất giấy dán tường, song muốn làm được phải có một số vốn rất lớn, vì từ máy móc sản xuất, cho đến nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu. Sau khi tính toán, tôi thấy giá thành sản xuất của mình chắc chắn cao hơn nhiều so giấy nhập khẩu. Như vậy, có đầu tư cũng không cạnh tranh nổi với giấy nhập khẩu” - ông Phạm Văn Đoàn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên giấy Đông Vương Phát ở Khu công nghiệp Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) chia sẻ. Tìm hiểu thêm một số doanh nghiệp sản xuất giấy trong tỉnh đều nhận được câu trả lời khá giống nhau là doanh nghiệp Việt không thể làm mặt hàng này, vì giá thành sản xuất ra sẽ cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu.

Khó cạnh tranh

Dù trong tỉnh có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất gỗ, song sản phẩm gỗ lát nền có rất ít doanh nghiệp sản xuất. Ông Trương Đình Lợi, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên gỗ Long Bình, phường Long Bình (TP.Biên Hòa), nói: “Đầu tư dây chuyền, công nghệ sản xuất gỗ lát nền rất tốn kém, những doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng làm. Đồng thời, mấy năm nay tình hình kinh tế khó khăn, đa số doanh nghiệp chỉ lo tìm đơn hàng để duy trì sản xuất nên ít dám mạo hiểm đầu tư sản xuất mặt hàng mới”.

Theo ông Cao Bình, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Cao Bình ở ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), sàn gỗ gần đây mới được người tiêu dùng sử dụng nhiều, song trên thị trường đã tràn ngập hàng nhập khẩu từ loại rẻ tiền đến loại trung bình, cao cấp. Do đó, doanh nghiệp sản xuất gỗ của Việt Nam muốn chen chân vào cũng không dễ. Máy móc và nguyên liệu để sản xuất mặt hàng này đa số phải nhập khẩu, với chi phí vận chuyển ngày càng tăng, do đó nhiều doanh nghiệp Việt muốn đầu tư nhưng lại lo thua lỗ.

Hiện mặt hàng gỗ lát nền có giá bán lẻ tại Đồng Nai từ 270- 480 ngàn đồng/m2 bao gồm cả công lát, chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn loại gạch lát nền cao cấp một chút nên nhiều người tiêu dùng chuyển sang sử dụng vật liệu này. Chị Phạm Thanh Thúy, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh Phát ở phường Trung Dũng (TP.Biên Hòa) chuyên kinh doanh mặt hàng gỗ lát, nói: “Sàn gỗ có ưu điểm là lắp ghép nhanh, bề mặt phẳng dễ lau chùi và tạo cảm giác sang trọng cho căn phòng nên người tiêu dùng ngày càng ưa thích và sử dụng nhiều”. Gỗ lát nền cũng như mặt hàng giấy dán tường, nhu cầu sử dụng ngày một tăng, nhưng các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức cạnh tranh, nên đến nay thị trường này hầu như vẫn bỏ trống.

Quỳnh Trang (TH/ Báo Đồng Nai)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?