Với mức tăng 4,5%, lợi nhuận trước thuế của
ngành Xi măng có thể giảm tới 21%, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trao đổi với ông Lương Đức Long, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết ở điều kiện bình thường (không tính đến bão giá năng lượng năm 2022), điện chiếm khoảng 13% giá vốn clinker và 15% chi phí sản xuất xi măng. Tuy nhiên sau khi tăng
giá điện bán lẻ lên 2.006 đồng/kWh, tỷ trọng này có thể tăng khoảng 1,5%, lên 14,5% với clinker và 16,5% với xi măng thành phẩm.
Chỉ trong vòng 3 năm (2020-2023), ngành Xi măng liên tiếp chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, cơn bão
giá than và sự suy thoái của thị trường bất động sản trực tiếp tác động đến tiêu thụ sản phẩm. Việc giá điện liên tục tăng đã gia tăng gánh nặng với ngành Xi măng khi doanh nghiệp chưa thực sự hồi phục sau những biến cố nói trên.
Thông thường, khi chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp có thể giảm tác động bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên ở thời điểm này,
doanh nghiệp xi măng khó có thể làm được điều này do nhu cầu tiêu thụ xi măng đang rất yếu.
Trong bối cảnh
tiêu thụ xi măng ảm đạm ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, ông Lương Đức Long cho rằng doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong quý IV năm nay.
Do điện chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản xuất xi măng, cần có lộ trình điều chỉnh giá điện cụ thể hơn, tránh tăng sốc để doanh nghiệp có thể thích nghi và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần can thiệp biện pháp thuế, phí, hỗ trợ các
doanh nghiệp xi măng vượt qua giai đoạn khó khăn này.