Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Tin trong nước

Tọa đàm “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL và giải pháp cho tình trạng khan hiếm cát”

19/12/2022 1:48:39 PM

Ngày 19/12, tại Cần Thơ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam - Văn phòng đại diện khu vực ĐBSCL tổ chức Tọa đàm chủ đề “Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL và giải pháp nào cho tình trạng khan hiếm cát dưới góc nhìn chuyên gia và truyền thông”. Các nhà quản lý, chuyên gia cùng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương đóng tại khu vực ĐBSCL, các cơ quan báo chí địa phương vùng ĐBSCL tham dự tọa đàm.


Các nhà quản lý, chuyên gia, cơ quan báo chí trao đổi tại Tọa đàm.

Các tài liệu khoa học cho thấy, lưu vực sông Mekong đóng góp lượng trầm tích cho vùng ÐBSCL với tỷ lệ bồi tụ trung bình từ 0,3 - 1,8 mm/năm. Lượng trầm tích đổ về đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự sụt lún, sạt lở, xâm nhập mặn... và là nguồn duy trì, nuôi dưỡng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua, lượng phù sa, bùn cát của sông Mekong đã giảm khoảng 50%, từ 160 triệu tấn (năm 1992) xuống còn 75 triệu tấn (năm 2014).

Theo báo cáo của Ủy hội sông Mekong công bố năm 2018, tổng lượng trầm tích (bao gồm cát) đổ về sông Tiền và sông Hậu đang ngày càng giảm và dự kiến chỉ còn khoảng 4,5 triệu tấn trầm tích vào năm 2040. Nguyên nhân do hàng loạt thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn. 

Trong khi đó, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu năm 2008 đã tăng thêm 1,3 m so thời điểm năm 1998, tương đương 90-110 triệu m³ trầm tích bị giảm đi từ lòng sông. Từ năm 2008 đến 2016, độ sâu của sông Tiền và sông Hậu diễn ra nhanh hơn, trung bình sâu thêm 3 - 7 m. Điều này cho thấy, trầm tích đang bị lấy đi khỏi lòng sông ngày càng nhiều.

Hiện nay, khoảng 66% đường bờ biển trên toàn vùng ĐBSCL đang có nguy cơ sạt lở. Bên cạnh đó, lượng cát đổ về giảm cùng với tăng tần suất khai thác khiến tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm.

Điển hình như sạt lở kinh hoàng tại sông Vàm Nao, đoạn đi qua xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) vào tháng 4/2017; sạt lở sông Hậu “ăn” gần hết Quốc lộ 91, đoạn qua xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).

Báo cáo tham vấn được thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL do WWF-Việt Nam và Tổng cục Phòng,  chống thiên tai thực hiện năm 2020 cho thấy, tỉnh An Giang có 53 điểm sạt lở; tỉnh Đồng Tháp mất khoảng 329 ha đất do sạt lở; TP. Cần Thơ có 30 điểm sạt lở; tỉnh Sóc Trăng diễn mất khoảng 2.212 m chiều dài bờ sông do sạt lở… Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc khai thác cát không bền vững.

WWF-Việt Nam và Tổng cục Phòng,  chống thiên tai đang triển khai thực hiện dự án Quản lý cát bền vững (IKI SMP) tại ĐBSCL. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá khách quan, khoa học về sự mất cân bằng ngân hàng cát và thực trạng khai thác cát, nguy cơ ảnh hưởng lâu dài, các nhà quản lý, chuyên gia, cơ quan truyền thông đã trao đổi, thảo luận, hiến kế hành động để phát triển bền vững.

Trong đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh trong quản lý khai thác cát, coi cát sông là tài nguyên chiến lược để giữ gìn, bảo vệ; khuyến nghị nhà nước cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi cho các sáng kiến, nghiên cứu, đưa vào sử dụng những vật liệu thay thế cát sông cho các công trình đầu tư công, nhất là các công trình giao thông trọng điểm…

Sau tọa đàm, các cơ quan báo chí sẽ đẩy mạnh truyền thông nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về tác động của việc khai thác cát không bền vững đối với khu vực ĐBSCL. Đồng thời, thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sông trong lĩnh vực xây dựng; khuyến khích phát triển các công trình xanh, thân thiện môi trường…

ximang.vn (TH)

 

Các tin khác:

Công ty TNHH MTV Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang kỷ niệm 6 năm thành lập ()

Điểm tin trong tuần ()

Đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL ()

Hơn 100 DN ngành Xây dựng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ từ năm 2024 ()

Khai mạc Triển lãm Vietbuild Home TP.HCM ()

Bà Rịa - Vũng Tàu loại bỏ 18 khu vực khai thác khoáng sản ra khỏi quy hoạch ()

Hội thảo tập huấn "Kiểm kê và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp sản xuất xi măng” ()

Phát huy tiềm năng tài nguyên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu xây dựng ()

VNCA kiến nghị lùi thời hạn tăng thuế xuất khẩu clinker ()

Điểm tin trong tuần ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?