Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Phát triển VLKN

Tây Ninh: Lý do gạch không nung vẫn chưa được người dân quan tâm

15/06/2020 9:23:52 AM

Theo một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giá thành cao hơn với gạch đất sét nung khoảng 40% là một trong những yếu tố chính dẫn đến việc gạch không nung không thể cạnh tranh trên thị trường gạch. Giá nguyên liệu sản xuất như bột đá, xi măng… cao nên nhà sản xuất không thể hạ giá bán.


Dây chuyền sản xuất gạch không nung.


Theo một cán bộ ngành Xây dựng, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn phải tiêu tốn khoảng 1,5 triệu mét khối đất, tương đương với 75 ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác tối thiểu là 2m) và 150 ngàn tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và các khí độc khác gây ô nhiễm môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng tăng ở nước ta nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng, việc sử dụng vật liệu xây dựng không nung thay thế gạch đất sét nung truyền thống là xu hướng tất yếu, do loại sản phẩm này mang lại hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Thế nhưng, trong thực tế, gạch không nung vẫn chưa được sự quan tâm, đón nhận của người dân, phần lớn chỉ sử dụng trong các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Thiếu đầu ra, giá thành cao nên khó khăn tiếp cận thị trường

Để phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, ngày 26/5/2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng không nung và lộ trình hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu đặt ra là, phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung để thay thế gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, góp phần giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Kế hoạch đề ra lộ trình sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng thay thế gạch đất sét nung với tỷ lệ 30% vào năm 2020 trong tổng số vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội về độ cứng, bền, khả năng cách âm, chống cháy so với gạch đất sét nung. Việc sử dụng gạch không nung, loại block lớn giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng thay vì dùng từng viên gạch nhỏ theo kiểu cũ.

Khi sản xuất gạch không nung, các nguồn nguyên liệu phế thải thường được kết hợp, vừa giúp tăng cường xử lý phế thải như tro xỉ, mạt đá, rác thải công nghiệp… vừa tiết kiệm nguyên liệu chính của vật liệu nền. Ưu điểm là vậy, nhưng người dân vẫn chưa đón nhận nhiều khi xây dựng các công trình nhà ở.

Một chủ nhà máy ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành cho biết, thực hiện chủ trương của tỉnh, doanh nghiệp cũng đã đầu tư quy trình sản xuất gạch bê tông cốt liệu để đáp ứng nhu cầu phát triển loại vật liệu “xanh” trên địa bàn tỉnh.

Thế nhưng qua vài năm sản xuất, phân phối ra thị trường, doanh nghiệp phải chấp nhận thực tế là người dân không mấy ưa chuộng loại gạch này, hiếm có nhà nào sử dụng gạch không nung để xây dựng. Có chăng là loại gạch block lớn dùng để xây hàng rào hoặc loại terrazzo dùng lát sân. Ước tính, gạch không nung chiếm chưa tới 10% so với gạch đất sét nung trên thị trường gạch của tỉnh.

Theo doanh nghiệp, giá thành cao hơn với gạch đất sét nung khoảng 40% là một trong những yếu tố chính dẫn đến việc gạch không nung không thể cạnh tranh trên thị trường gạch. Giá nguyên liệu sản xuất như bột đá, xi măng… cao nên nhà sản xuất không thể hạ giá bán. Ví dụ, hiện tại, gạch đất sét nung có giá khoảng 700 đồng/viên, gạch không nung khoảng 1.000 đồng/viên.
 


Gạch không nung hiện nay người dân thường sử dụng vào việc xây hàng rào hoặc gạch lát nền.


Bên cạnh đó, việc áp dụng gạch không nung vào xây dựng đòi hỏi thợ xây phải có tay nghề mới bảo đảm kỹ thuật. Phần lớn thợ xây ở tỉnh lâu nay quen xây bằng gạch đất sét nung truyền thống nên dễ mắc lỗi kỹ thuật. Hơn nữa do viên gạch không nung có trọng lượng nặng gần gấp đôi so với gạch đất sét nung, gây khó khăn cho thợ xây… nên khi chủ nhà bàn đến việc sử dụng loại gạch này, nhiều nhà thầu đều… bàn ra.

Một chủ doanh nghiệp tại xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng chia sẻ, doanh nghiệp đầu tư hệ thống sản xuất gạch không nung, nhưng do khó tìm đầu ra tiêu thụ nên tạm dừng, hiện chỉ sản xuất gạch nung truyền thống.

Do thiếu đầu ra, nên phần lớn các doanh nghiệp chỉ sản xuất gạch không nung theo đơn đặt hàng của các công trình xây dựng. Theo các doanh nghiệp, để gạch không nung có thể cạnh tranh với gạch đất sét nung, ngoài việc tăng cường các chính sách hỗ trợ, giúp các cơ sở sản xuất hạ giá thành, Nhà nước cần có giải pháp nâng cao nhận thức của người dân trong xây dựng công trình dân dụng, những lợi ích mà gạch không nung mang lại.

Tăng cường công tác tuyên truyền

Đánh giá những hạn chế trong việc sử dụng và phát triển vật liệu xây dựng không nung, giai đoạn 2015-2019, một số địa phương trong tỉnh cho biết, việc kêu gọi đầu tư sản xuất loại gạch này còn gặp nhiều khó khăn, nhân công chưa thành tạo khi thi công gạch không nung; khi gặp nước mưa, gạch không nung sẽ bị thấm nước nên chỉ xây được nội thất; trọng lượng rất nặng. Bên cạnh đó, sản phẩm gạch không nung có giá thành cao, thiếu phong phú về chủng loại, mẫu mã chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng…

Theo Sở Xây dựng, căn cứ Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng không nung tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, cần đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm vật liệu xây dựng xanh (khu đô thị xanh, khu đô thi sinh thái, công trình xanh, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả); chú trọng phát triển ngành vật liệu xây dựng có công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Trong thời gian tới, ngành Xây dựng tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vật liệu xây dựng không nung; các chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp; kết hợp giữa khuyến khích với tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thị trường và sử dụng trong công trình xây dựng.

Đẩy mạnh việc vận động doanh nghiệp nghiên cứu, nâng cao chất lượng, tính năng các sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Song song đó, Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra, đẩy mạnh và không ngừng đổi mới việc hướng dẫn chủ đầu tư, tư vấn, đơn vị thi công xây dựng chủ động trong công tác quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng không nung sử dụng trong công trình.

UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền cho các doanh nghiệp tư nhân (sử dụng nguồn vốn khác) tăng cường sử dụng gạch không nung trên địa bàn quản lý.


ximang.vn (TH/ Báo Tây Ninh)

 

Các tin khác:

Bâc Kạn: Thu nhập cao từ sản xuất gạch không nung ()

Cánh cửa hẹp cho vật liệu xây dựng không nung ()

Quảng Ninh: Sản xuất gạch không nung và lợi ích về môi trường ()

Hiệu quả của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung trên cả nước đến năm 2020 ()

Bắc Kạn: Vật liệu không nung khó tiêu thụ do nguồn cung dư thừa ()

Bắc Giang: Vật liệu không nung vẫn khó tìm đầu ra ()

TP.HCM khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung ()

Chú trọng phát triển vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường ()

Những giải pháp công nghệ cao thay thế vật liệu truyền thống ()

Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?