Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Năng suất xanh

Phát triển bền vững xi măng Việt Nam - Quan tâm từ cộng đồng quốc tế

10/09/2020 8:25:59 AM

Nhìn lại quá trình phát triển của xi măng Việt Nam cho thấy chính sách của Nhà nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia một cách mạnh mẽ trong đầu tư phát triển xi măng.

Trước đây, theo lý luận thông thường thì doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn đầu tư vào các loại dự án mà doanh thu bán hàng một năm cao hơn hoặc bằng tổng mức đầu tư, điều mà ngành xi măng không bao giờ đạt được. Đầu tư xi măng cần nguồn vốn cố định lớn, hàng trăm triệu USD, suất đầu tư cao, thường trên 100 USD cho 1 tấn công suất. Thế nhưng các nhà đầu tư xi măng Việt Nam, mặc dù vốn chủ sở hữu nhỏ vẫn hăng hái tham gia đầu tư và chỉ trong vòng khoảng 20 năm, xi măng Việt Nam đã có vị trí thứ 3 Thế giới về tổng công suất thiết kế, đứng số 1 về xuất khẩu xi măng, clinker.

Tuy nhiên, đối với ngành xi măng, ngoài chính sách của Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của doanh nhên, doanh nghiệp, còn phải kể đến sự đầu tư to lớn, bài bản của các nhà công nghệ xi măng, các nhà tư vấn đầu tư cung cấp thiết bị công nghệ. Công nghệ sản xuất xi măng có tốc độ đổi mới nhanh đến khủng khiếp. Số lượng nhà nghiên cứu đầu tư chế tạo thiết bị công nghệ ở các nước công nghiệp phát triển cũng thật sự đông đảo. Điều này cũng dễ hiểu, vì xi măng là ngành công nghiệp có sản lượng lớn, khoảng trên dưới 5 tỷ tấn/năm, là bánh mỳ của ngành xây dựng và đầu tư cho phát triển công nghệ xi măng mang lại cho họ nguồn lợi nhuận không nhỏ. Sức hút của công nghệ xi măng kéo theo sự đam mê của các nhà nghiên cứu, chế tạo thiết bị, cải tiến công nghệ.
 

Mặt khác xi măng cũng là một ngành có mức độ tác động môi trường lớn. Nhân loại cần làm cho xi măng ngày càng thân thiện hơn với môi trường. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy tốc độ đổi mới công nghệ trong sản xuất xi măng rất lớn, rất nhanh và rất hiệu quả. Những thành tựu về đổi mới công nghệ của Thế giới đã luôn nhận được sự quan tâm đúng mức của xi măng Việt Nam. Đổi mới công nghệ trong sản xuất xi măng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, môi trường cho ngành mà xi măng còn có sứ mệnh to lớn là sử dụng phế liệu, phế thải của nhiều ngành khác để làm nguyên liệu, nhiên liệu cho công nghiệp xi măng nhằm mục đích giải quyết vấn đề môi trường, sử dụng tài nguyên khoáng sản tự nhiên và mang lại hiệu quả kinh tế.

Chính vì những lẽ đó, ngoài những công trình nghiên cứu, chế tạo thiết bị, cải tiến công nghệ đến từ các chuyên gia trong nước, xi măng Việt Nam luôn tiếp cận, đón nhận thông tin, nhập khẩu công nghệ mới từ các nước khác, các nước công nghiệp phát triển. Hợp tác với quốc tế, với nước ngoài là khâu hết sức quan trọng và diễn ra hàng ngày với doanh nghiệp xi măng Việt Nam.

Hiện nay, ngay trong những tháng ngày cả Thế giới chìm đắm trong thảm họa đại dịch Covid-19, xi măng Việt Nam vẫn đón nhận những sự hợp tác đến từ các quốc gia, trong đó có tổ chức giải pháp công nghiệp của Liên Hợp Quốc viết tắt là Unido. Unido mang đến cho xi măng Việt Nam những giải pháp giảm phát thải thủy ngân trong sản xuất xi măng thông qua dự án tài trợ mang tên “Thúc đẩy sản xuất xi măng bền vững tại Việt Nam”.

Dự án có 4 hợp phần bao gồm: Xây dựng khung pháp lý, quy định và chính sách, năng lực thể chế để kiểm soát, loại bỏ phát thải, tăng hiệu quả năng lượng; Giảm và kiểm soát phát thải thủy ngân, các chất ô nhiễm khác; Phát triển kiến thức và kinh nghiệm, chia sẻ bài học và nâng cao nhận thức về môi trường. Đây là một dự án được Unido chuẩn bị, tiến hành bài bản, kết hợp giữa quản lý Nhà nước về môi trường, về công nghiệp xi măng cũng các doanh nghiệp sản xuất xi măng, sự tham gia của các chuyên gia công nghệ xi măng quốc tế, các Hội, Hiệp hội chuyên ngành của Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ chương trình Năng lượng carbon thấp ASEAN (LCEP), hiện nay Chính phủ Vương quốc Anh đang tài trợ cho Việt Nam dự án “Trình diễn hiệu quả năng lượng trong ngành xi măng tại Việt Nam”, cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp triển khai, áp dụng các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng tốt nhất.

Trong tháng 7 năm 2020, Tập đoàn cung cấp thiết bị cho ngành xi măng hàng đầu Thế giới, Thyssenkrupp từ CHLB Đức cùng với Hiệp hội Xi măng Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo cùng với chuyên đề phát triển bền vững cho ngành xi măng Việt Nam. Tại hội thảo đã trình bày 10 tham luận chuyên đề về những công nghệ tiên tiến, mới nhất hiện nay. Tập đoàn Thyssenkrupp của Đức coi việc giúp ngành xi măng Việt Nam chuyển từ xám sang xanh là sứ mệnh của mình, đưa ra nhiều giải pháp về nhiên liệu thay thế của Polysius, sủa dụng sét họt tính để giảm phát thải khí nhà kính, sản xuất xi măng carbon thấp, các giải pháp ký thuật số trong công nghệ sản xuất xi măng theo Cách mạng 4.0, các giải pháp tự động kiểm soát chất lượng, nâng cao hiệu quả, các biện pháp xử lý và đốt rác thải thay thế nhiên liệu. Tại hội thảo, Thyssenkrupp trình bày giải pháp mới nhất của Polysius về biến khí thải CO2 từ lò nung xi măng thành CO2 sạch bằng cách sử dụng oxy trợ đốt. Từ CO2 sạch sẽ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác, thực hiện công nghệ sản xuất tuần hoàn.

Ngoài việc sản xuất sửa dụng khí thải CO2 sạchThyssenkrupp còn đưa ra các giải pháp mới nhất của Polysius nhằm giải quyết bài toán môi trường trong sản xuất xi măng, đồng thời mang lại cả hiệu quả kinh tế như làm gia tăng giá trị từ nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng với hệ thống thu hồi nhiệt khí thải hay khử NOx bằng xúc tác.

Cũng trong năm 2020, Tập đoàn F.L.Smidth (Đan Mạch) là một trong những Tập đoàn hàng đầu Thế giới về lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ cho ngành xi măng cũng đã ký kết hợp tác với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) chương trình hợp tác phát triển dài hạn đến năm 2030 nhằm tạo ra công nghệ sản xuất xi măng không phát thải và thực hiện nền kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra còn nhiều nhà tư vấn công nghệ xi măng khác trên Thế giới cũng thường xuyên gắn kết với xi măng Việt Nam, giải quyết nhiều vấn đề về công nghệ, môi trường, tăng sức cạnh tranh của xi măng Việt Nam.

Xi măng Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và luôn dang rộng cánh tay chào đón sự hợp tác đến từ mọi quốc gia, Tập đoàn nhằm hướng tới một ngành xi măng phát triển bền vững.
    
ximang.vn (TH/ TC VLXD)

 

Các tin khác:

Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất VLXD (P2) ()

Rác thải nhựa thực ra là một vật liệu xây dựng lý tưởng ()

Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất VLXD (P1) ()

Ngành vật liệu xây dựng phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa cao ()

VICEM hướng đến sản xuất xanh, không phát thải ()

Đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng là giải pháp bền vững ()

INSEE - Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xử lý đa dạng chất thải công nghiệp ()

Lạng Sơn: Tái chế rác thải xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường ()

Nhà máy Xi măng Yên Bái nỗ lực cải thiện môi trường ()

Hà Lan sẽ làm cầu từ vật liệu phế thải ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?