Sau 4 năm tham gia thị trường xuất khẩu, Việt Nam được đánh giá là một
trong những quốc gia có tiềm năng nhất về xuất khẩu xi măng và clinker
trong khu vực. Chỉ tính riêng xi măng trong năm 2014, xuất khẩu ước đạt
hơn 4 triệu tấn, clinker tăng 15%, tương đương 15 triệu tấn.
Xuất khẩu xi măng năm 2014
Có thể nói xuất khẩu xi măng và clinker giúp các doanh nghiệp sản xuất giảm đáng kể lượng tồn kho, là nguồn ngoại tệ đáng kể góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, giá trị xuất khẩu đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp chứ không phải là giải pháp tình thế.(ĐVT: tấn)
![]()

6 đơn vị xuất khẩu xi măng hàng đầu phải kể đến tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Chinfon, Xi măng Thăng Long Vina, Xi măng Vissai, Xi măng Thăng Long chiếm đến 80% thị phần xuất khẩu của ngành xi măng.Trong đó, Vicem chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu xi măng với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Chile và Campuchia.

Hiện nay các đơn vị xuất khẩu chủ yếu qua cảng biển Hòn Gai – Quảng Ninh, Nghi Sơn – Thanh Hóa, một phần xuất qua biên giới Lào và Campuchia.
So với năm 2013, xuất khẩu mặt hàng clinker trong năm 2014 tăng mạnh 15%, ước đạt trên 15,1 triệu tấn. Giá xuất khẩu FOB tăng từ 36,88 USD/tấn (năm 2013) lên 39,18 USD/tấn (năm 2014) do nhu cầu nhập khẩu xi măng xủa các nước trong năm 2014 tăng đột biến, nhiều đơn hàng xuất khẩu theo hình thức CNF và CIF.
Theo con số thống kê được, phần lớn lượng clinker xuất khẩu tập trung ở khu vực phía Bắc, tuy nhiên, nguồn cung cho xuất khẩu từ miền Trung có xu hướng tăng, trong khi đó, lượng clinker xuất khẩu từ khu vực phía Nam không đáng kể.
Xuất khẩu clinker năm 2014
(ĐVT: triệu tấn, USD)

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Giá xuất khẩu clinker đầu năm 2014 là dưới 38 USD/tấn sau đó tắng dần tới đỉnh điểm là 39,5 – 40 USD/tấn trong quý II/2014, sau đó tiếp tục giảm dần về cuối năm.
Giá FOB tại Vũng Áng, Hà Tĩnh của VCM, FOB tại Nghi Sơn của Xi măng Công Thanh và Xi măng Nghi Sơn cũng thấp hơn FOB Cẩm Phả từ 0,5 – 1 USD/tấn.
Sản lượng xuất khẩu clinker năm 2014
(ĐVT: nghìn tấn, USD)
![]()
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Hiện nay, các đơn vị xuất khẩu xi măng của Việt Nam chia làm 2 loại, đơn vị sản xuất xi măng chiếm 66%, đơn vị thương mại chiếm 34%. Các đơn vị sản xuất xi măng phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu như Vissai, Vicem, Hoàng Thạch, Phúc Sơn, Cẩm Phả… Các đơn vị thương mại xuất khẩu xi măng như DIC (10%), Long Sơn/Phương Bắc (9,8%), còn lại là Thăng Long Vina và Nam Phương…
Vissai (3,2 triệu tấn) | Phúc Sơn (1,6 triệu tấn) | Vicem (1,4 triệu tấn) | Hoàng Thạch (0,9 triệu tấn) | Cẩm Phả (0,9 triệu tấn) |
- Vissai la đơn vị dẫn đầu về xuất khẩu xi măng và clinker trong nhiều năm qua; - Ưu tiên ký hợp đồng cố định nửa năm/ cả năm; - Đa dạng về sản phẩm và chất lượng; - Khả năng cam kết thực hiện khối lượng lớn; - Nhà nhập khẩu chính là Holcim, HC Trading. | - Nhà xuất khẩu xi măng có thể ký hợp đồng cố định nửa năm/ cả năm; - Duy trì cả 2 hình thức ký dài hạn hoặc chuyển để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu; - Nhà nhập khẩu chính là Holcim, HCT, Biroute, Properity và Cemex Trading. | - Cam kết xuất khẩu và chào giá xuất theo tháng; - Có nguồn clinker lớn; - Khả năng chào hàng và thực hiện xuất khẩu với khối lượng lớn; - Nhà nhập khẩu chính là Biroute, Golden - Echelon, Profindo, Peakward. | - Đơn vị thành viên của Vicem xuất khẩu trực tiếp; - Không bán clinker cho các đơn vị thương mại để xuất khẩu; - Có vị trí thuận lợi trong xuất khẩu; - Nhà nhập khẩu chính là Biroute, MI Cement và HC Trading. | - Xuất khẩu chủ yếu cho Biroute; - Có bán cho các đơn vị thương mại để xuất khẩu; - Năm 2015 dự kiến xuất 0,8 triệu tấn clinker. |
Hầu hết, các đơn vị xuất khẩu xi măng dưới hình thức từng chuyến, hoặc tối đa theo tháng trừ Vicem, Vissai, Phúc Sơn, Hạ Long cam kết xuất theo nửa năm hoặc năm.
(Còn nữa)
Quỳnh Trang (ximang.vn/ TL xuất khẩu xi măng)