Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành

Thanh dẫn Busway: Các ứng dụng và khả năng thay thế cáp điện trong hệ thống phân phối điện (P1)

25/10/2014 11:35:42 AM

Do yêu cầu thực tế người ta mong muốn có hệ thống dạng modul có thể thay thế cáp để khắc phục được các yêu cầu như: có tính linh hoạt, dễ dàng thêm bớt tải, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (IEC 60439-2), giảm rủi ro trong quá trình sử dụng, các nhà sản xuất đã nghiên cứu cho ra đời hệ thống thanh dẫn Busway.

>> Thanh dẫn Busway: Các ứng dụng và khả năng thay thế cáp điện trong hệ thống phân phối điện (P2)

Sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu dẫn điện trong hệ thống phân phối điện

Vật liệu truyền thống dùng để truyền tải và phân phối điện năng là cáp điện. Cáp điện thông thường có cấu tạo gồm ruột dẫn điện (đồng hoặc nhôm) và các lớp vỏ cách điện cần thiết tùy theo lĩnh vực sử dụng. Ngoài cáp điện có lớp vỏ cách điện còn có cáp trần. Cáp trần chỉ có ruột dẫn điện và sử dụng để truyền tải điện năng trên không với cáp nhôm, hoặc dùng làm dây tiếp địa đối với cáp đồng trần.

Kết cấu cáp điện phần ruột dẫn điện gồm các sợi đồng hoặc nhôm tròn đồng nhất, bện xoắn tạo thành các lớp tròn đồng tâm. Do đó cáp điện có độ uốn nhất định, linh hoạt và được sản xuất thành cuộn cáp, tiện trong lưu thông và phân phối.

Trong vận hành thực tế, việc lắp đặt và đấu nối cáp được tiến hành trực tiếp tại hiện trường, nên việc kiểm soát chất lượng các mối nối khó, có thể gây ra sự cố do chất lượng mối nối không đảm bảo hoặc nối sai. Việc kiểm tra, lắp đặt cáp trong thực tế tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí nhiều nhân công.

Việc sử dụng cáp điện thiếu linh hoạt khi mở rộng hệ thống hoặc phải thay thế cáp thì phải thay cả sợi cáp nên rất tốn kém vật liệu cũng như nhân công.

Trong quá trình thiết kế ngoài việc tính toán lựa chọn cáp theo chế độ vận hành của hệ thống điện còn phải tính toán và thiết kế giá đỡ cáp và các phụ kiện kèm theo rất phức tạp, và thường thiếu chính xác, khó kiểm soát được vật liệu đưa vào thi công công trình nên dẫn đến mức đầu tư không được chính xác, gây thừa thiếu vật tư ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình hoặc lãng phí vật liệu.

Do yêu cầu thực tế người ta mong muốn có hệ thống dạng modul có thể thay thế cáp để khắc phục được các yêu cầu như: có tính linh hoạt, dễ dàng thêm bớt tải, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành (IEC 60439-2), giảm rủi ro trong quá trình sử dụng. Do đó, nâng cao được năng suất lao động trong thiết kế, lắp đặt an toàn, tin cậy và đơn giản.
 

Hệ thống Busway

Để đáp ứng được yêu cầu đó, các nhà sản xuất đã nghiên cứu cho ra đời hệ thống thanh dẫn Busway.

Thanh dẫn Busway (busduct) cũng giống như cáp điện được dùng để truyền tải và phân phối điện năng, ruột than dẫn cũng có loại đồng hoặc nhôm, ruột thanh dẫn được bọc bởi hai lớp mylar ghép chặt với nhau và không có khe hở giữa các thanh dẫn. Vỏ của thanh dẫn được chế tạo bằng thép mạ  kẽm. Toàn bộ vỏ thanh dẫn được phủ polyester/Epoxy bằng phương pháp phủ tĩnh điện.

Thanh dẫn được chế tạo theo từng modul, thanh dẫn có kết cấu cứng, thường thanh dẫn có tiết diện ngang hình chữ nhật. Khác với cáp điện, thanh dẫn thẳng cố định, không thể uốn, tại những điểm chuyển hướng đều phải có phụ kiện ghép nối chuyên dùng riêng.

Các phụ kiện ghép nối của Busway được chế tạo sẵn tại cơ sở sản xuất chuyên dụng như nhà máy, xưởng sản xuất được chế tạo sẵn theo modul phù hợp với từng chủng loại kích thước của Busway, nên việc lắp đặt Busway đơn giản và dễ kiểm tra kiểm soát hơn nhiều so với cáp điện và tránh tối đa việc lắp sai cáp do nhầm lẫn.

So sánh giữa Busbar và Busway đều là các thanh dẫn cứng nhưng mục đích sử dụng khác nhau. Busbar thường chỉ để các thanh cái trong tủ phân phối, còn Busway hay còn gọi là busduct dùng để thay thế cáp trong truyền tải và phân phối điện năng, ví dụ hệ thống phân phối điện tại nhà máy, nhà cao tầng...
 
ximang.vn * (Nguồn: Tạp chí Thông tin KHCN-Vicem)

 

Các tin khác:

Hệ thống hoà đồng bộ sử dụng rơ le kỹ thuật số tận dụng nhiệt thừa trong nhà máy xi măng ()

Hệ thống điều khiển quá trình POLCID của POLYIUS (P2) ()

Hệ thống điều khiển quá trình POLCID của POLYIUS (P1) ()

Yêu cầu đối với Tổ máy phát điện khi sử dụng nguồn điện tận dụng nhiệt thừa trong nhà máy xi măng ()

Ứng dụng thiết kế Hệ thống đếm bao trong công nghiệp sản xuất xi măng ()

Nghiền than Anthracite bằng máy nghiền đứng (P2) ()

Nghiền than Anthracite bằng máy nghiền đứng (P1) ()

Phục hồi bề mặt bằng công nghệ hàn đắp ()

Buồng đốt PREPOL SC của POLYSIUS cho nhiên liệu thứ cấp dạng cục (P2) ()

Buồng đốt PREPOL SC của POLYSIUS cho nhiên liệu thứ cấp dạng cục (P1) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?