Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Công nghệ mới

Gạch xi măng cốt liệu: vật liệu đa sắc

07/06/2011 12:30:33 PM

Với thành phần nguyên liệu chính là xi măng, đá mạt và cát, gạch không nung xi măng cốt liệu đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của một sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, vừa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng xây dựng “vàng”



Những con số biết nói


Theo thống kê của Bộ Xây dựng, để sản xuất một tỷ viên gạch nung tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000 m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác là 2m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường.

Theo đà đó, đến năm 2020, nếu đáp ứng nhu cầu vật liệu xây khoảng 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn bằng gạch nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 đến 60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 đến 3.000 ha đất nông nghiệp và 5,3 đến 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2.

Những con số trên phần nào thể hiện tác hại to lớn của gạch nung đối với an ninh lương thực và môi trường, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu. Điều này đã đặt ra cho ngành xây dựng Việt Nam một yêu cầu cấp bách: nhanh chóng phát triển vật liệu xây không nung để thay thế cho gạch nung truyền thống, nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện chính sách phát triển bền vững đối với ngành vật liệu xây dựng, ngày 28/4/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 567/QĐ-TTg về “Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020”. Trong đó, gạch không nung xi măng cốt liệu đã được chọn làm sản phẩm chủ đạo, chiếm tới hơn 70% vật liệu xây không nung nhờ sở hữu những tính năng ưu việt và thân thiện với môi trường.

Sức hút từ gạch xi măng cốt liệu

So với gạch nung truyền thống, gạch xi măng cốt liệu có cường độ chịu nén cao hơn từ 50% đến 150% (tùy chủng loại); kích thước viên gạch lớn giúp giảm thao tác thi công, tăng tốc độ xây dựng. Ngoài ra, sản phẩm này còn khá gần gũi với người sử dụng vì dùng vữa thông thường, phù hợp với mọi quy trình kỹ thuật xây dựng. Vừa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vàng, gạch XMCL vừa là sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Theo TS. Trần Văn Huynh – Chủ tịch Hội VLXDVN, gạch xi măng cốt liệu cũng như các vật liệu không nung khác ra đời đã giải quyết bốn vấn đề là tiết kiệm được nguồn tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng do không dùng than đốt trong quá trình sản xuất và cũng từ đó giảm phát thải nhà kính, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Ông Đặng Việt Lê - Tổng Giám đốc Công ty CP Gạch Khang Minh, Cụm Công nghiệp Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho biết: “Với nhà máy công suất hơn 65 triệu viên/năm (giai đoạn 1) như của Gạch Khang Minh hiện nay, mỗi năm giảm lượng phát thải lên tới gần 30.000 tấn CO2. Công ty cũng đang tích cực triển khai dự án CDM (Cơ chế phát triển sạch - Clean Development Mechanism) theo chương trình PoA-CDM trong sản xuất gạch không nung. Hiện tại, Gạch Khang Minh là đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất gạch xi măng cốt liệu có dự án CDM được công bố trên website của Liên Hợp Quốc.”



Không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường, gạch xi măng cốt liệu còn mang lại lợi ích kinh tế cao. Do tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có tại các địa phương, lại không bị phụ thuộc vào giá than nên nếu quy đổi theo khối xây dựng, giá gạch xi măng cốt liệu rẻ hơn 20% so với gạch nung. Đấy là chưa kể đến trường hợp một số doanh nghiệp như Khang Minh có lợi thế về mặt bằng nhà xưởng (hơn 4ha), gần nguồn nguyên liệu và đường giao thông thuận tiện (nhà máy Gạch Khang Minh cách Hà Nội chỉ 60km) thì giá thành sản phẩm còn có tính cạnh tranh cao hơn nữa.

Sở hữu những ưu điểm cả về chất lượng, giá cả và “tính xanh” phù hợp với xu hướng của thời đại, qua một thời gian tham gia thị trường, gạch không nung xi măng cốt liệu đã chứng minh sức hút của mình khi được tin dùng trong hàng loạt công trình tiêu biểu như Landmark Keangnam, West Lake Dominium, Chamvit, Grand Plaza, Lotte, ... Người tiêu dùng cũng dần có nhận thức và nhu cầu sử dụng sản phẩm xanh như gạch xi măng cốt liệu cao hơn bởi họ ý thức được rằng mỗi viên gạch xây không chỉ đơn thuần có giá trị trong ngày hôm nay mà còn đặt nền móng cho tương lai bền vững mai sau.

TT_ Theo BaoDauTu

 

Các tin khác:

Gạch không nung xi măng cốt liệu: Đánh thức tiềm năng ()

Thanh Hóa: Đầu tư hơn 260 tỷ để "biến" bã mía thành điện ()

Giải pháp quản lý điện năng hiệu quả cho ngành điện ()

Đức sản xuất xi măng “xanh” ()

Giải pháp chống mối xanh cho các công trình xây dựng ()

"Xi măng trong suốt" sẽ "thắp sáng" các ngôi nhà ()

Sử dụng công nghệ Johkasou xử lý nước thải ()

Hiệu quả của việc sử dụng sợi cácbon gia cường trong vật liệu bê tông đúc sẵn ()

Công nghệ màng phủ nano thuỷ tinh lỏng ()

Đề nghị đưa SP đá ốp lát nhân tạo VICOSTONE vào danh mục sản phẩm công nghệ cao ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?