Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Công nghệ mới

Công nghệ nano trong công nghiệp xi măng - Phân tích, thống kê các sáng chế (P2)

26/10/2015 3:35:35 PM

Xi măng là một trong các vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp xây dựng. Trong năm 2011, tổng sản lượng xi măng sản xuất toàn thế giới đạt 3.400 triệu tấn. Trong đó Trung Quốc là nhà sản xuất xi măng lớn nhất với thống kê sản xuất 2 tỷ tấn, đứng thứ hai là Ấn độ với sản lượng 210 triệu tấn, tiếp sau đó là Mỹ với 68 triệu tấn.

>> Công nghệ nano trong công nghiệp xi măng - Phân tích, thống kê các sáng chế (P1)

Phân tích về tổ chức nghiên cứu

Trường Đại học tổng hợp quốc gia Đagestan (Nga) là tổ chức đứng đầu với 15 sáng chế đăng ký, chủ yếu tập trung về sự phát triển bền nhiệt và cường độ nén cao của vật liệu bê tông. Công ty dịch vụ năng lượng Halliburton (Mỹ) chiếm vị trí thứ hai với 14 sáng chế đăng ký tập trung về xi măng giếng khoan cho dầu, khí hoặc giếng nước sử dụng vật liệu kết dính nano. Các tổ chức nghiên cứu dẫn đầu  khác hoặc là các trường đại học hoặc các công ty từ Trung Quốc. Trong số tất cả các tổ chức nghiên nghiên cứu thì các công ty chiếm 60% (tức 221 sáng chế) trong tổng số sáng chế về công nghệ vật liệu nano trong công nghiệp xi măng trên khắp thế giới, cho thấy tỷ lệ thương mại hóa cao và nghiên cứu phát triển R & D ở phạm vi lớn, trong khi các trường đại học và viện, học viện  chỉ có 24% (tức 89 sáng chế); và phần còn lại là của các nhà sáng chế cá nhân.

Phân tích công nghệ

Việc đưa vật liệu cỡ nano vào chất kết dính đã khởi đầu giải pháp hứa hẹn để tăng cường các đặc điểm và tính năng của các vật liệu kết dính. Danh sách của một số vật liệu nano được bổ sung vào chất kết dính như vật liệu độn-filler kèm theo các hiệu quả của chúng đến các đặc điểm của chất kết dính được nêu trong Bảng 1.
 
Vật liệu nano Hiệu quả đến thuộc tính Tổng số sáng chế
Silica nano Giảm phát thải CO2, giảm độ xốp và độ thấm, tăng độ bền lâu, bền nứt, cường độ cao. 125
Ống nano carbon Cải thiện cường độ nén, cường độ uốn, ứng suất uốn, độ bền lâu, tính điện môi, bền nổ, khả năng nhạy cảm (sensing ability). 70
Compozit polymer/sét nano Tăng cường độ uốn, giảm độ thấm oxy, tăng bền nhiệt. 62
CaCO3 nano Tăng độ cứng, cường độ nén, giảm thời gian thủy hóa của C3S. 42
Alumina nano Tự làm sạch hiệu quả, phân hủy NOx, bền xâm thực, bền ngọn lửa, bền mài mòn. 38
Titania nano Tăng module đàn hồi, cường độ nén, bền sốc nhiệt, khả năng chịu thay đổi nhiệt  độ nhanh. 32
ZnO nano Tăng cường độ nén, bền lão hóa. 16
Cellulose nano Tăng cường độ liên kết, modul đàn hồi, giảm hút ẩm. 5
Bảng 1. Một số vật liệu nano làm phụ gia cho xi măng và hiệu quả sử dụng.

​Các sáng chế được phân loại theo các đặc điểm tính năng mà các vật liệu nano đem lại và được thể hiện trong biểu đồ nêu trong Hình 3. Tỷ lệ phần trăm của số lượng các sáng chế được thể hiện thông qua kích thước của các quả bóng, tức là kích thước lớn hơn thể hiện số lượng sáng chế lớn hơn. Phân tích cho thấy rằng vật liệu nano chủ yếu được đưa vào chất kết dính  nhằm tăng một số tính chất cơ học.

Việc bổ sung ống nano cacbon (CNTs) trong chất kết dính tạo sự cải thiện một số đặc tính cơ học và tính chất nhạy cảm-sensing của chất kết dính. Tuy nhiên, sự phân bố kém của các ống nano carbon-CNTs là trở ngại quan trọng để đạt các tính chất cơ học tốt trong chất kết dính compozit. Các phương pháp phân tán hiệu quả các ống nano carbon-CNTs như siêu âm hoặc sử dụng các chất hoạt động bề mặt cũng đã được thực hiện để chế tạo xi măng cường độ cao.

Silica nano được sử dụng rộng rãi để thay thế silica micro trong công nghiệp xi măng. Do hoạt tính cao và bản chất  siêu mịn, silica nano thường được sử dụng trong hỗn hợp bê tông  với số lượng lớn, do vậy có thể làm giảm tỷ lệ sử dụng xi măng đến 40% kết quả là giảm phát thải CO2 và giảm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng silica nano trong hồ xi măng đem lại các đặc tính cơ học tăng cường, độ xốp và độ thấm thấp - các yếu tố quan trọng để tăng độ bền.
 

Hình 3. Biểu đồ thể hiện phân bố phần trăm của các sáng chế dựa trên các tính năng bổ sung do sử dụng vật liệu nano.

Titania nano được biết như chất ổn định hóa học và độ độc hại thấp. Ngoài ra, titania nano hoạt động như tác nhân oxy hóa tại bức xạ cận UV. Bê tông có chứa titania nano thể hiện các thuộc tính tự làm sạch và nó được sử dụng  như thành phần chủ yếu trong vữa xi măng polymer có khả năng phân hủy quang xúc tác NOx và các chất ô nhiễm khác.

Alumina nano được sử dụng rộng rãi trong vữa xi măng để tăng modul đàn hồi của chất kết dính. Sản phẩm bê tông chịu lửa chứa nanomulit có cường độ cao, bền rửa trôi, bền xâm thực, bền sốc nhiệt cao và có thể chịu thay đổi nhiệt độ nhanh.

Việc bổ sung CaCO3 nano cho vật liệu compozit gốc xi măng làm tăng độ cứng và mài mòn của bê tông. Cường độ nén của cấp phối chứa CaCO3 nano được tăng tối thiểu 25% và thể hiện cải thiện 40% tổn thất độ chảy so với phối liệu  không chứa CaCO3 nano. CaCO3 nano cũng được sử dụng như chất biến tính nano để giảm thời gian thủy hóa của C3S và làm tăng độ bền nhiệt độ cao của bê tông.

Compozit sét nano/polyme thể hiện  khả năng làm tăng các đặc tính cơ học và đặc tính chống thấm của xi măng nano.

Silica nano, ống nano carbon, CaCO3 nano, titania nano, alumina nano  và compozit sét nano/polymer là các loại vật liệu nano thường được sử dụng. Các vật liệu nano này được sử dụng chủ yếu để gia tăng một số thuộc tính cơ học của vật liệu kết dính  như bền nứt, bền xâm thực, cường độ uốn  và cường độ nén.

Sáng chế đầu tiên về xi măng nano được công bố năm 1996 và từ đó, các hoạt động sáng chế được liên tục phát triển với tốc độ số mũ kể từ năm 2007. Trung Quốc hiện có đóng góp lớn nhất  trong lĩnh vực này với 41% tổng số sáng chế liên quan toàn cầu tính đến giữa năm 2012. Điều thú vị nhận thấy là 60% các sáng chế được thực hiện với sự hợp tác thể hiện xu hướng rõ ràng của mức độ thương mại hóa cao. Sự xuất hiện của công nghệ nano trong công nghiệp xi măng chỉ ra tác động đáng kể của các thuộc tính cơ học của các chất kết dính với các sản phẩm thương mại đăng ký sáng chế như Cor-Tuf®, Huber Crete®, Alpol, Nycon-G Nano,… hiện có trên thị trường. Các sản phẩm này thể hiện sự cải thiện đáng kể ở cường độ uốn, bền xâm thực, bền nứt, bền nhiệt, cường độ cao và các thuộc tính cơ học khác của vật liệu kết dính. Ngoài ra, công nghệ nano còn có thể giúp giải quyết các thách thức môi trường chủ yếu phải đối mặt khi sử dụng các vật liệu kết dính truyền thống, làm chúng trở nên thân thiện hơn với môi trường với việc giảm phát thải khí CO2 và kéo dài độ bền lâu. Mặc dù ứng dụng của công nghệ nano trong công nghiệp xi măng là lĩnh vực mới, nhưng dữ liệu các sáng chế cho thấy xu hướng thích nghi thương mại của công nghệ đã hoàn toàn bắt đầu và trong tương lai gần, xi măng nano sẽ mở cho công nghiệp xi măng một con đường lớn để phát triển.
 
Quỳnh Trang (TH/ Vibm)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?