Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chân dung

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng nỗ lực khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất

19/09/2024 8:53:47 AM

» Những tác động của suy thoái kinh tế, nhu cầu xây dựng giảm, sức tiêu thụ yếu và mới đây nhất là những thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra là những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gặp khó khăn. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và chăm lo cho người lao động.

Từ đầu năm đến nay, việc tiêu thụ vật liệu xây dựng của Tổ hợp Gốm Đất Việt gặp nhiều khó khăn khi hoạt động xây dựng ở một số thị trường nước ngoài chững lại dẫn đến doanh thu xuất khẩu giảm sút. Trong khi đó tại thị trường trong nước, tốc độ xây dựng giảm mạnh, thị hiếu khách hàng cũng có sự thay đổi không còn sử dụng nhiều sản phẩm ngói truyền thống 22 viên/m2 như trước đây. Để duy trì doanh thu, Tổ hợp Gốm Đất Việt đã thực hiện giải pháp tăng cường nhân lực tìm kiếm thêm thị trường và khách hàng trong nước. Ngoài ra, đơn vị nhận được sự đồng hành chia sẻ của người lao động thông qua hình thức gửi tiền lương lại cho công ty để san sẻ khó khăn.

Chị Lê Thị Hải, Công ty CP Gạch ngói Đất Việt (Tổ hợp Gốm Đất Việt), chia sẻ, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đồng cam cộng khổ với công ty, trong đó việc gửi tiết kiệm vào công ty cũng là một hành động cụ thể. Đây là chúng tôi tự nguyện, gửi vào và mỗi năm đều có lãi như gửi ngân hàng. Quan trọng hơn là giúp được công ty phần nào trong lúc khó khăn, duy trì sản xuất.

Theo Anh hùng Lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Gốm Đất Việt, mặc dù năm 2024 là năm rất khó khăn về thị trường vật liệu xây dựng, nhưng đây cũng là năm đơn vị tiếp cận và đưa được nhiều sản phẩm vào các công trình tâm linh, tôn giáo trên toàn quốc, do đó cũng đỡ được phần nào doanh thu. Hiện nay, đơn vị đang tích cực chuyển đổi, sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng tốt cho các công trình, qua đó duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Sau cơn bão số 3, Tổ hợp Gốm Đất Việt bị thiệt hại nặng, bung nhiều mái tôn tại các xưởng sản xuất, ngập lụt, gãy đổ nhiều cây xanh lâu năm. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đã nỗ lực khắc phục thiệt hại, chạy lại dây chuyền sản xuất bắt đầu từ ngày 16/9.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 4 doanh nghiệp sản xuất xi măng và 26 doanh nghiệp sản xuất gạch ngói đều đang gặp phải khó khăn chung về tiêu thụ, thị trường chậm dẫn đến việc khó có thể hoàn thành kế hoạch, doanh thu năm 2024. Hiện các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm khách hàng và thị trường để tiêu thụ sản phẩm, linh hoạt các chính sách bán hàng, cơ cấu lại sản xuất… Từ đó, không để tình trạng tồn kho sâu, duy trì sản xuất và đảm bảo thu nhập cho người lao động.


Nhà máy Xi măng Lam Thạch đã trở lại hoạt động sản xuất bình thường sau bão số 3.

Sau sức tàn phá của cơn bão số 3 vừa qua, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đều bị thiệt hại nặng ảnh hưởng đến việc sản xuất, bị ngưng trệ, thiệt hại về doanh thu. Điển hình như Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh ước tính thiệt hại trực tiếp do bão số 3 khoảng 13 tỷ đồng. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở con số này, trong thời gian không có điện, nước, thông tin liên lạc gián đoạn, sản xuất bị ngưng trệ, thiệt hại doanh thu của công ty khoảng 5 tỷ đồng/ngày. Ngoài ra việc không cung cấp sản phẩm đúng thời hạn cho các đối tác nước ngoài cũng khiến công ty thiệt hại 2,3 tỷ đồng/ngày. Đến thời điểm hiện tại, về tổng thể nhà máy Xi măng Lam Thạch đã trở lại hoạt động sản xuất bình thường. Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải khắc phục nhưng công ty xác định vừa sản xuất vừa khắc phục dần.

Ngoài sự nỗ lực tự thân của mỗi doanh nghiệp, sự chia sẻ của người lao động, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang rất mong chờ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau bão số 3, kích cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước, thúc đẩy đầu tư xây dựng, đẩy mạnh đầu tư công, phát triển thị trường bất động sản, nhà ở, giảm thuế, phí, lệ phí… tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng.

ximang.vn (TH/ Báo Quảng Ninh)

 

Các tin khác:

Vicem Hải Phòng nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão ()

Doanh nghiệp xi măng thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh ()

Thái Nguyên: Doanh nghiệp xi măng khó về đích ()

Doanh nghiệp xi măng kỳ vọng các biện pháp gỡ khó của Chính phủ ()

Xi măng Xuân Thành báo lãi hơn 7,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm ()

Quảng Bình: Một số nhà máy tạm dừng sản xuất clinker ()

Vicem Bỉm Sơn có lãi trở lại trong quý 2 ()

Kỳ vọng biên độ lợi nhuận Vicem Hà Tiên hồi phục trong 2 quý cuối năm 2024 ()

Nhà máy sản xuất clinker tạm dừng sản xuất do gặp nhiều khó khăn ()

Khó khăn với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng ()

banner kluber
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?