Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Quá trình phát triển ngành xi măng Việt Nam

10/11/2020 1:02:53 PM

Trải qua 3 thế kỷ đi cùng lịch sử đất nước, xây dựng và phát triển ngành xi măng Việt Nam, sự trưởng thành lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân lao động ngành xi măng Việt Nam. Các thế hệ công nhân xi măng, đã tiếp nối và phát huy xứng đáng truyền thống đấu tranh cách mạng, đoàn kết, gắn bó, bền bỉ, kiên cường, sáng tạo trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và tiếp tục đưa Vicem vươn lên phát triển lớn mạnh, bền vững trong tương lai.

>> Quá trình phát triển ngành xi măng Thế giới

>> Infographic về thị trường xi măng Việt Nam

1. Lịch sử phát triển của ngành

❖ Giai đoạn 1899 - 1975: Giai đoạn sơ khai, quy mô sản xuất hạn chế


Nhà máy Xi măng Hải Phòng – nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam xây năm 1899.
 
Nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên của Việt Nam là nhà máy Xi măng Hải Phòng, được xây dựng năm 1899 với công nghệ lò đứng chuyển giao bởi Pháp gồm 2 dây chuyền công suất 20.000 tấn/năm, hầu hết sản xuất theo phương pháp thủ công. Đến năm 1927, công nghệ sản xuất theo phương pháp lò quay được lắp đặt đầu tiên ở Việt Nam tại nhà máy Xi măng Hải Phòng, nâng công suất toàn ngành lên 2,6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời điểm này cả nước chỉ có 1 nhà máy xi măng duy nhất và phải đến năm 1961, Việt Nam mới có nhà máy thứ hai là nhà máy Xi măng Hà Tiên tại Kiên Giang, được xây dựng bởi Mỹ, có công suất 300.000 tấn/năm.

❖ Giai đoạn 1975 - 2000: Khôi phục sản xuất sau chiến tranh và lần đầu xây dựng khung pháp lý ngành

Sau năm 1975, nhà nước quyết định mở rộng ngành xi măng và cho phép sự phát triển đầu tư của các nhà máy xi măng trên cả nước. Nhiều nhà máy xi măng bắt đầu được xây dựng giúp công suất toàn ngành tăng từ 3 triệu tấn năm 1975 lên 13 triệu tấn vào năm 2000 với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,04%/năm. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư nhà máy còn tự phát với nhiều dự án nhỏ lẻ ở mỗi địa phương và sử dụng các công nghệ máy móc lạc hậu của Trung Quốc. Năm 1997, Chính phủ lần đầu thông qua quy hoạch phát triển ngành xi măng giai đoạn 1997 - 2010 (văn bản 970/1997/QĐ-TTg), cùng với một loạt các văn bản pháp lý có liên quan như định nghĩa và các tiêu chuẩn về sản xuất xi măng (TCVN 5439:1991) giúp định hình nền móng cơ bản của toàn ngành.

❖ Giai đoạn 2000 - 2010: Nhu cầu tiêu thụ và công suất toàn ngành xi măng tăng trưởng nóng

Đây là giai đoạn tăng trưởng nóng của ngành xi măng Việt Nam. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành tăng trưởng ở mức 13,6%/năm trong khi công suất toàn ngành tăng trưởng 15,3%/năm do nhu cầu xây dựng trong nước tăng đột biến sau thời kỳ “Đổi mới” và quy hoạch ngành xi măng giai đoạn trước đã cho phép các dự án lớn được vay vốn và mua máy móc từ nước ngoài. Khoảng 60% các nhà máy xi măng hiện tại trong ngành đều được xây dựng trong giai đoạn này với nhiều dự án được bảo lãnh bởi chính phủ để vay nợ nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xi măng trong nước.

❖ Giai đoạn 2010 - nay: Chính phủ siết chặt phát triển các nhà máy xi măng giúp ổn định tình hình cung cầu trong nước

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, tiêu thụ xi măng đột ngột giảm tốc từ năm 2010 và chỉ còn tăng trưởng 7,4%/năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và sự đóng băng của thị trường nhà đất giai đoạn 2010 - 2013. Chênh lệch giữa nguồn cung của các nhà máy và sức tiêu thụ trong nước liên tục gia tăng, có giai đoạn đỉnh điểm nhu cầu trong nước chỉ đáp ứng ~70% công suất sản xuất. Đặc biệt, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã dẫn tới biến động tăng vọt của tỷ giá EUR/VND (đồng tiền vay nợ chính của các dự án xi măng) khiến nhiều nhà máy rơi vào tình trạng vỡ nợ hoặc gặp khó khăn về tài chính.

Trong giai đoạn này, chính phủ bắt đầu can thiệp và kiểm soát chặt cung - cầu thị trường xi măng bằng một loạt các chính sách được ban hành sau năm 2010 như mở cửa cho hoạt động xuất khẩu xi măng, loại bỏ các nhà máy xi măng lạc hậu sử dụng công nghệ lò đứng, giãn tiến độ đầu tư các dự án xi măng mới và đặt ra giới hạn cấp phép đầu tư trong từng giai đoạn. Cùng với đó, sản lượng xuất khẩu xi măng tăng trưởng nhanh và tiêu thụ trong nước dần hồi phục sau năm 2013 giúp ngành xi măng trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu ổn định hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp trong giai đoạn này bắt đầu tập trung hơn vào cải thiện về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, đồng thời gia tăng quy mô tập trung trong ngành bằng các thương vụ mua bán sáp nhập, đánh dấu khởi đầu của giai đoạn tái cấu trúc trong ngành xi măng Việt Nam.
2. Vị thế ngành xi măng Việt Nam

Vị thế trong ngành xi măng Thế giới: Năm 2019, ngành xi măng Việt Nam có sản lượng sản xuất đạt 99 triệu tấn, đứng thứ 3 Thế giới và tiêu thụ xi măng đạt 98 triệu tấn, đứng thứ 4 Thế giới. Kể từ năm 2018, Việt Nam dẫn đầu Thế giới về sản lượng xuất khẩu với hơn 30 triệu tấn xi măng xuất khẩu hàng năm (chiếm ~11% thị phần xuất khẩu thế giới), chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Với vị thế hiện tại, ngành xi măng Việt Nam được coi là có quy mô và sức ảnh hưởng đáng kể tới các thị trường xi măng trong khu vực.
 
So sánh quy mô ngành xi măng Việt Nam với các quốc gia khác (năm 2019)

Nguồn: Sách trắng Xi măng thế giới, Hiệp hội Xi măng thế giới, FPTS tổng hợp.

Top quốc gia xuất khẩu xi măng (trái) và thị trường xuất khẩu xi măng của Việt Nam (phải) năm 2019

Nguồn: UNComtrade, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Tổng cục Hải quan, FPTS tổng hợp.

Vị thế trong nền kinh tế Việt Nam: Ngành xi măng năm 2019 có tổng doanh thu đạt 119.000 tỷ đồng, đóng góp 1,9% vào tổng GDP cả nước và 5,5% GDP khối công nghiệp và xây dựng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp sở hữu quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á, nổi bật là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đang là doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn nhất tại Việt Nam và lớn thứ hai tại Đông Nam Á, bao gồm 10 Công ty con trực thuộc nắm giữ tổng cộng 16 dây chuyền sản xuất ở cả 3 miền Việt Nam, với năng lực sản xuất đạt 30 triệu tấn/năm. Ngoài ra, một số doanh nghiệp trong nước như Vissai và Xuân Thành còn đóng góp trong danh sách các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu xi măng lớn nhất Thế giới.
 
Top doanh nghiệp xi măng của Đông Nam Á năm 2019
Top doanh nghiệp xuất khẩu xi măng thế giới năm 2019
Nguồn: Sách trắng Xi măng thế giới, Hiệp hội Xi măng Việt Nam & các nước, UNComtrade, FPTS tổng hợp.

(Trích dẫn từ Báo cáo ngành xi măng tháng 09/2020 của CTCP Chứng khoán FPT)

ximang.vn (TH/ FPTS)

 

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?