Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Chuyên đề xi măng

Ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén của hệ nền xi măng chứa tro bay hoạt hóa bằng natri sulfat (P2)

04/08/2021 9:15:07 AM

Nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén của hệ nền xi măng chứa 0 và 40% tro bay được hoạt hóa bằng natri sulfat (Na2SO4). Hàm lượng Na2SOlà 0 và 4% theo khối lượng chất kết dính. Sau 24 giờ, các mẫu được dưỡng hộ ở các nhiệt độ khác nhau (27±2°C, 60°Cvà 100°C trong lò sấy) trong 6 giờ. 

 
Hình 1. Ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SO4 đến độ chảy xòe của hồ xi măng có và không có tro bay.

Hình 1 thể hiện ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SO4 đến độ chảy xòe của hồ xi măng có và không có tro bay. Nhìn chung, việc sử dụng tro bay làm tăng tính công tác của hồ xi măng hay hỗn hợp bê tông [8, 24, 25]. Xu hướng này cũng được quan sát trong nghiên cứu này. Cụ thể: độ chảy xòe của hồ xi măng chứa 40% tro bay (Fa40Na0 và Fa40Na4) lớn hơn so với độ chảy xòe của hồ xi măng
chứa 0% tro bay (Fa00Na0 và Fa00Na4). Điều này là do các hạt tro bay ở dạng hình cầu và bề mặt trơn nhẵn nên làm giảm ma sát khô trong hệ nền, dẫn đến làm tăng tính công tác cho hỗn hợp [8]. 

Từ Hình 1, nhận thấy rằng việc sử dụng chất hoạt hóa đã làm gia tăng độ chảy xòe của hồ xi măng có và không có tro bay. Kết quả này cũng được báo cáo trong nghiên cứu của Bùi và cs. [26]. Điều này có thể là do hàm lượng kiềm gia tăng trong hệ nền sử dụng Na2SO4 [27].

3.2. Ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SO4 đến thời gian ninh kết



Hình 2. Ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SOđến thời gian ninh kết của hồ xi măng có và không có tro bay.

Hình 2 thể hiện ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SO4 đến thời gian bắt đầu và kết thúc ninh kết của hồ xi măng có và không có tro bay. Khi so sánh hệ nền Fa00Na0 và Fa40Na0, nhận thấy rằng tro bay đã kéo dài thời gian bắt đầu ninh kết của hồ xi măng chứa 0% Na2SO4 là 20 phút và thời gian kết thúc ninh kết là 120 phút. Khi so sánh hệ nền Fa00Na4 và Fa40Na4, tro bay đã kéo dài thời gian bắt đầu ninh kết của hồ xi măng chứa 4% Na2SO4 là 45 phút và thời gian kết thúc ninh kết là 115 phút. Sự kéo dài thời gian ninh kết do việc sử dụng tro bay cũng đã được báo cáo trong một số nghiên cứu đi trước [8, 15, 24]. Điều này được giải thích là do hệ nền chứa 60% xi măng và 40% tro bay (Fa40) có hàm lượng xi măng thấp hơn và hàm lượng tro bay nhiều hơn khi so với hệ nền chứa 100% xi măng và 0% tro bay (Fa00). Hàm lượng xi măng trong hệ nền Fa40 thấp dẫn đến hàm lượng các khoáng chính (C3S, C2S, C3A và C4AF) của xi măng cũng thấp; trong khi đó, tro bay chỉ ở dạng trơ, đóng vai trò chất lấp đầy, và không tham gia phản ứng pozzolanic ở giai đoạn này. Ngoài ra, sự kéo dài thời gian bắt đầu ninh kết do tro bay trong hồ xi măng chứa 4% Na2SO4 cao hơn 25 phút so với hồ xi măng chứa 0% Na2SO4. Điều này có thể là do thời gian bắt đầu ninh kết của hồ xi măng Fa00Na4 (130 phút) được rút ngắn đáng kể do việc sử dụng 4% Na2SO4, xem Hình 2.

Mặt khác, việc sử dụng chất hoạt hóa Na2SOđã rút ngắn thời gian ninh kết của hồ xi măng không có tro bay (Fa00). Cụ thể: khi so sánh hệ nền Fa00Na0 và Fa00Na4, chất hoạt hóa Na2SO4 đã rút ngắn thời gian bắt đầu ninh kết của hồ xi măng chứa 0% tro bay là 50 phút và thời gian kết thúc ninh kết là 30 phút. Xu hướng rút ngắn thời gian ninh kết do sử dụng chất hoạt hóa Na2SO4 cũng được quan sát trong hồ xi măng có tro bay (Fa40). Cụ thể: khi so sánh hệ nền Fa40Na0 và Fa40Na4, chất hoạt hóa Na2SOđã rút ngắn thời gian bắt đầu ninh kết của hồ xi măng chứa 40% tro bay là 25 phút và thời gian kết thúc ninh kết là 35 phút. Xu hướng rút ngắn thời gian ninh kết bởi chất hoạt hóa Na2SO4 cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Bùi và cs. [15]. Kumar và Kameswara Rao [28] đã kết luận rằng loại và nồng độ của ion sulfat (SO2−4) có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian ninh kết của hồ xi măng do chúng chi phối đến sự hòa tan của các hợp chất trong xi măng. Do đó, việc rút ngắn thời gian ninh kết do chất hoạt hóa Na2SO4 có khả năng là do sự thúc đẩy việc hòa tan các ion canxi trong hệ nền xi măng [15]. Việc rút ngắn thời gian ninh kết do chất hoạt hóa Na2SO4 có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi đến quá trình thi công thực tế nhưng nếu ứng dụng cho các nhà máy cấu kiện bê tông đúc sẵn, điều này góp phần nâng cao năng suất sản xuất.

3.3. Ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SO4 đến sự phát triển cường độ nén




Hình 3. Ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SOđến sự phát triển cường độ nén của hệ nền xi măng có và không có tro bay.

Hình 3(a), 3(b), và 3(c) thể hiện ảnh hưởng của chất hoạt hóa Na2SO4 đến sự phát triển cường độ nén của hệ nền xi măng có và không có tro bay được dưỡng hộ lần lượt ở 27-2°C, 60°C và 100°C trong 6 h trong lò sấy và sau đó dưỡng hộ ở 27-2°C. Nhìn chung, tất cả các mẫu đều có cường độ phát triển theo thời gian, bao gồm mẫu có và không có tro bay, có và không có chất hoạt hóa cũng như có và không có áp dụng nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu. Điều này chứng tỏ rằng quá trình hydrat hóa của xi măng và phản ứng pozzolanic của tro bay vẫn tiếp tục diễn ra theo thời gian. Thông thường, việc sử dụng tro bay làm giảm cường độ của hệ nền [7-9]. Xu hướng này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này, cụ thể: cường độ nén của các mẫu có sử dụng tro bay (Fa40Na0 và Fa40Na4) luôn thấp hơn khi so với các mẫu tương ứng không có sử dụng tro bay (Fa00Na0 và Fa00Na4) ở tất cả các độ tuổi và ở các điều kiện dưỡng hộ khác nhau. Cường độ nén thấp của hệ nền xi măng tro bay là do (1) phản ứng pozzolanic của tro bay xảy ra chậm và (2) hàm lượng xi măng trong hệ nền thấp [5, 8, 10, 11].


Bảng 4 thể hiện phần trăm gia tăng cường độ nén giữa hệ nền có sử dụng chất hoạt hóa Na2SOkhi so với hệ nền không sử dụng chất hoạt hóa được tính toán theo công thức (5). Khi sử dụng chất hoạt hóa Na2SO4, hầu hết đều có sự gia tăng đáng kể cường độ nén của hệ nền xi măng có và khôngcó tro bay, không phụ thuộc vào nhiệt độ dưỡng hộ. Điều này là do việc thêm chất hoạt hóa Na2SOvào hệ nền đã góp phần thúc đẩy sự hình thành sớm các khoáng ettringite lấp đầy lỗ rỗng và tăng độ đặc chắc cho hệ nền, đồng thời đã thúc đẩy phản ứng pozzolanic của tro bay [15]. Từ Bảng 4, nhận thấy quy luật gia tăng cường độ của các cấp phối không rõ ràng. Điều này có thể phụ thuộc vào cường độ nén của mỗi cấp phối sử dụng 0% Na2SOở từng độ tuổi khác nhau (RtFaxxNa0).
trong đó RtFaxxNa4 là cường độ nén của hệ nền sử dụng 4% Na2SO4 ở t ngày tuổi (N/mm2); RtFaxxNa0 là cường độ nén của hệ nền sử dụng 0% Na2SO4 ở t ngày tuổi (N/mm2); Faxx là hệ nền chứa 0% tro bay (Fa00) hoặc hệ nền chứa 40% tro bay (Fa40); t là ngày tuổi (tức 1, 3, 7 hoặc 28 ngày tuổi).


Bảng 5 thể hiện phần trăm gia tăng cường độ nén ở 3, 7 và 28 ngày tuổi so với 1 ngày tuổi của tất cả hệ nền có và không có tro bay, có và không có sử dụng chất hoạt hóa Na2SO4 được tính toán theo công thức (6). Việc sử dụng tro bay kết hợp chất hoạt hóa Na2SO44 đã làm cải thiện đáng kể phần trăm gia tăng cường độ nén ở 28 ngày so với 1 ngày của hệ nền. Điều này là do phản ứng pozzolanic của tro bay đã được thúc đẩy đáng kể ở tuổi 28 ngày bởi chất hoạt hóa Na2SO4.
trong đó RtFaxxNax là cường độ nén của hệ nền ở t ngày tuổi (N/mm2); R1FaxxNax là cường độ nén của hệ nền ở 1 ngày tuổi (N/mm2); Faxx là hệ nền chứa 0% tro bay (Fa00) hoặc hệ nền chứa 40% tro bay (Fa40); Nax là hệ nền chứa 0% Na2SO4 (Na0) hoặc hệ nền chứa 4% Na2SO4 (Na4); t là ngày tuổi (tức 3, 7 và 28 ngày tuổi).

3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén

Hình 4(a), 4(b) và 4(c) thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén ở 3, 7 và 28 ngày tuổi của hệ nền xi măng có và không có tro bay. Từ Hình 4(a), nhận thấy rằng ở 3 ngày tuổi, tất cả cường độ nén của hệ nền có chứa chất hoạt hóa (Fa00Na4 và Fa40Na4) được dưỡng hộ ở nhiệt độ cao đã được cải thiện hơn khi so với mẫu tương ứng được dưỡng hộ ở 27-2°C. Việc cải thiện cường độ ban đầu cũng đã được báo cáo trong các nghiên cứu trước [29,30]. Nhiệt độ dưỡng hộ cao đã chi phối đến sự hình thành của bộ khung bên trong bê tông và sự hình thành các sản phẩm hydrat hóa [29-31]. Điều này chứng tỏ rằng nhiệt độ dưỡng hộ cao đã góp phần thúc đẩy phản ứng hydrat hóa bao gồm phản ứng hình thành ettringite sớm trong hệ nền có chứa chất hoạt hóa, dẫn đến việc gia tăng cường độ trong nghiên cứu này. Trong khi đó, các mẫu không có chứa chất hoạt hóa (Fa00Na0 và Fa40Na0) được dưỡng hộ ở nhiệt độ cao có cường độ nén thấp hơn hoặc tương đương khi so với mẫu tương ứng được dưỡng hộ ở 27-2°C, xem Hình 4(a). Nguyên nhân có thể là do vết nứt đã xuất hiện bên trong các mẫu khi được dưỡng hộ ở nhiệt độ cao [31]. Nguyên nhân khác cũng có thể là do nhiệt độ dưỡng hộ cao đã làm gia tăng tốc độ hydrat hóa, dẫn đến hình thành một lớp bao phủ bề mặt các hạt xi măng dày đặc và ngăn cản quá trình hydrat hóa [31]. Từ Hình 4(a), nhận thấy cường độ nén của mẫu Fa00Na0 được dưỡng hộ ở 100°C cao hơn khi so với mẫu tương ứng được dưỡng hộ ở 60°C. Điều này có thể là do hiệu quả thúc đẩy phản ứng hydrat hóa dưới tác dụng nhiệt độ dưỡng hộ ở 100°C có phần vượt trội hơn tác động bất lợi từ sự xuất hiện các vết nứt. Phân tích cấu trúc các mẫu này cần được thực hiện trong tương lai để khẳng định nguyên nhân trên một cách chính xác hơn.




Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén ở 3, 7 và 28 ngày tuổi của hệ nền xi măng có và không có tro bay.

Từ Hình 4(b), nhận thấy rằng ở 7 ngày tuổi, nhiệt độ dưỡng hộ cao chỉ góp phần cải thiện cường độ nén của hệ nền không chứa tro bay (Fa00Na0 và Fa00Na4) và làm giảm nhẹ cường độ nén của hệ nền chứa tro bay (Fa40Na0 và Fa40Na4). Việc làm giảm cường độ nén của tất cả hệ nền cũng được quan sát ở 28 ngày tuổi, xem Hình 4(c). Nhiệt độ càng cao càng làm giảm cường độ về sau của hệ nền. Xu hướng này cũng đã được báo cáo trong nghiên cứu của Wang và cs. [31]. Điều này có thể là do cường độ về sau của hệ nền chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện dưỡng hộ nhiệt ban đầu mà đã tác động đến quá trình hydrat hóa ban đầu của hệ nền [31]. Nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu cao đã gây ra sự phân bố không đồng đều của quá trình hydrat hóa, dẫn đến sự xuất hiện của một số khu vực yếu kém trong hệ nền. Thêm vào đó, trong suốt quá trình hydrat hóa, ứng suất nhiệt cũng đã tạo ra hàm lượng lớn các lỗ rỗng vi mô do sự xuất hiện vết nứt, sự giãn nở nhiệt, sự chuyển dịch độ ẩm bên trong hệ nền [31]. Do đó, cấu trúc của hệ nền xi măng cần được phân tích chi tiết hơn ở nghiên cứu tiếp theo để kiểm chứng. Tóm lại, nhiệt độ dưỡng hộ cao đã làm giảm cường độ nén ở 28 ngày tuổi của tất cả hệ nền xi măng có và không có tro bay, có và không có chứa chất hoạt hóa. Do đó, cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn về việc áp dụng chế độ dưỡng hộ nhiệt ban đầu kết hợp với các chế độ dưỡng hộ khác phù hợp hơn để cải thiện các tính chất của hệ nền xi măng chứa tro bay được hoạt hóa bằng Na2SO4.

4. Kết luận

Dựa trên các kết quả thực nghiệm, có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Việc sử dụng Na2SO4 đã làm gia tăng độ chảy xòe và rút ngắn thời gian ninh kết của hồ xi măng chứa 40% tro bay. Khi hệ nền được dưỡng hộ ở 27-2°C, việc sử dụng Na2SO4 đã cải thiện cường độ nén của hệ nền xi măng chứa và không chứa tro bay ở tất cả các độ tuổi. Hiệu quả cải thiện cường độ nén do việc sử dụng Na2SO4 cũng được quan sát trong hệ nền được dưỡng hộ ở 60 và 100°C.

- Dưỡng hộ ban đầu ở nhiệt độ cao (60 và 100°C) đã cải thiện cường độ nén ban đầu (ở 3 ngày tuổi) của mẫu xi măng chứa tro bay được hoạt hóa bằng Na2SO4. Tuy nhiên, dưỡng hộ ban đầu ở nhiệt độ cao đã ảnh hưởng bất lợi đến cường độ nén về sau của hệ nền xi măng chứa tro bay được hoạt hóa bằng Na2SO4 khi so với việc dưỡng hộ ở 27-2°C. Do đó, đề xuất việc áp dụng chế độ dưỡng hộ nhiệt ban đầu kết hợp với các chế độ dưỡng hộ khác phù hợp hơn để cải thiện các tính chất của hệ nền xi măng chứa tro bay được hoạt hóa bằng Na2SO4, để từ đó cân nhắc việc dưỡng hộ nhiệt ban đầu kết hợp với các chế độ dưỡng hộ khác cho bê tông chứa hàm lượng tro bay tối thiểu 40% được hoạt hóa bằng Na2SO4 trong quá trình sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn tại các nhà máy.

Tài liệu tham khảo

[1] Zachar, J. (2011). Sustainable and Economical Precast and Prestressed Concrete Using Fly Ash as a Cement Replacement. Journal of Materials in Civil Engineering, 23(6):789-792.

[2] Hemalatha, T., Ramaswamy, A. (2017). A review on fly ash characteristics - Towards promoting high volume utilization in developing sustainable concrete. Journal of Cleaner Production, 147:546–559.

[3] Hemalatha, T., Sasmal, S. (2019). Early-age strength development in fly ash blended cement composites: investigation through chemical activation. Magazine of Concrete Research, 71(5):260-270.

[4] Shi, C., Day, R. L. (1995). Acceleration of the reactivity of fly ash by chemical activation. Cement and Concrete Research, 25(1):15–21.

[5] Baert, G., Poppe, A.-M., Belie, N. D. (2008). Strength and durability of high-volume fly ash concrete. Structural Concrete, 9(2):101–108.

[6] Camões, A., Ferreira, R. M., Aguiar, B., Jalali, S. (2002). Durability of High Performance Concrete With Fly Ash. Proceedings of Challenges of Concrete Construction: Concrete for Extreme Conditions, 357–366.

[7] Qian, J., Shi, C., Wang, Z. (2001). Activation of blended cements containing fly ash. Cement and Concrete Research, 31(8):1121–1127.

[8] Durán-Herrera, A., Juárez, C. A., Valdez, P., Bentz, D. P. (2011). Evaluation of sustainable high-volume fly ash concretes. Cement and Concrete Composites, 33(1):39–45.

[9] Bui, P. T., Ogawa, Y., Nakarai, K., Kawai, K., Sato, R. (2017). Internal curing of Class-F fly-ash concrete using high-volume roof-tile waste aggregate. Materials and Structures, 50(4):1–12.

[10] Feldman, R. F., Carette, G. G., Malhotra, V. M. (1990). Studies on mechanics of development of physical and mechanical properties of high-volume fly ash-cement pastes. Cement and Concrete Composites, 12 (4):245–251.

[11] Lam, L., Wong, Y., Poon, C. (2000). Degree of hydration and gel/space ratio of high-volume fly ash/cement systems. Cement and Concrete Research, 30(5):747-756.

[12] Poon, C. S., Lam, L., Wong, Y. L. (2000). A study on high strength concrete prepared with large volumes of low calcium fly ash. Cement and Concrete Research, 30(3):447–455.

[13] Shi, C. (1996). Early microstructure development of activated lime-fly ash pastes. Cement and Concrete Research, 26(9):1351–1359.

[14] Lee, C. Y., Lee, H. K., Lee, K. M. (2003). Strength and microstructural characteristics of chemically activated fly ash–cement systems. Cement and Concrete Research, 33(3):425–431.

[15] Bui, P. T., Ogawa, Y., Kawai, K. (2020). Effect of Sodium Sulfate Activator on Compressive Strength and Hydration of Fly-Ash Cement Pastes. Journal of Materials in Civil Engineering, 32(6):04020117.

[16] Bakharev, T. (2005). Geopolymeric materials prepared using Class F fly ash and elevated temperature curing. Cement and Concrete Research, 35(6):1224–1232.

[17] de Vargas, A. S., Molin, D. C. D., Vilela, A. C., da Silva, F. J., Pavão, B., Veit, H. (2011). The effects of Na2O/SiO2 molar ratio, curing temperature and age on compressive strength, morphology and microstructure of alkali-activated fly ash-based geopolymers. Cement and Concrete Composites, 33(6): 653–660.

[18] TCVN 2682:2009. Xi măng Poóclăng - Yêu cầu kỹ thuật. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. 

[19] TCVN 10302:2014. Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.

[20] TCVN 4506:2012. Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.

[21] TCVN 6016:2011. Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.

[22] TCVN 3121-3:2003. Vữa xây dựng - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phương pháp bàn dằn). Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.

[23] TCVN 6017:2015. Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích. Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam.

[24] Huang, C.-H., Lin, S.-K., Chang, C.-S., Chen, H.-J. (2013). Mix proportions and mechanical properties of concrete containing very high-volume of Class F fly ash. Construction and Building Materials, 46:71–78.

[25] Chính, N. V., Thuật, Đ. C. (2020). Ảnh hưởng của tro bay, silicafume và môi trường dưỡng hộ đến cường độ chịu nén của bê tông. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (KHCNXD)-ĐHXD, 14(3V):60–72.

[26] Bui, P. T., Nguyen, A. K., Nguyen, N. H., Ogawa, Y., Kawai, K. (2018). Effects of sodium-sulfate addition on consistency, setting time and compressive strength at early ages of fly ash-cement paste. Proceedings of the 8th International Conference of Asian Concrete Federation, Fuzhou, China.

[27] AzariJafari, H., Kazemian, A., Ahmadi, B., Berenjian, J., Shekarchi, M. (2014). Studying effects of chemical admixtures on the workability retention of zeolitic Portland cement mortar. Construction and Building Materials, 72:262–269.

[28] Kumar, S., Rao, C. V. S. K. (1994). Effect of sulfates on the setting time of cement and strength of concrete. Cement and Concrete Research, 24(7):1237–1244.

[29] Klausen, A. E., Kanstad, T., Bjøntegaard, Ø., Sellevold, E. J. (2018). The effect of realistic curing temperature on the strength and E-modulus of concrete. Materials and Structures, 51(6):168.

[30] Cui, S., Liu, P., Su, J., Cui, E., Guo, C., Zhu, B. (2018). Experimental study on mechanical and microstructural properties of cement-based paste for shotcrete use in high-temperature geothermal environment. Construction and Building Materials, 174:603–612.

[31] Wang, M., Hu, Y., Wang, Q., Tian, H., Liu, D. (2019). A study on strength characteristics of concrete under variable temperature curing conditions in ultra-high geothermal tunnels. Construction and Building Materials, 229:116989.

ximang.vn (TH/ Tạp chí KHCNXD)

 

Các tin khác:

Ảnh hưởng của nhiệt độ dưỡng hộ ban đầu đến cường độ nén của hệ nền xi măng chứa tro bay hoạt hóa bằng natri sulfat (P1) ()

Ảnh hưởng của tro bay, slicafume và môi trường dưỡng hộ đến cường độ bê tông (P2) ()

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P4) ()

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P3) ()

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P2) ()

Xu hướng sử dụng kính xây dựng các hộ gia đình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận (P1) ()

Xu hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 (P3) ()

Xu hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 (P2) ()

Xu hướng phát triển ngành sản xuất VLXD trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 (P1) ()

Xu hướng phát triển của vật liệu kính và xi măng ở Việt Nam (P3) ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?