Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Tình hình thị trường gạch 3 quý đầu năm 2021

11/10/2021 11:10:47 AM

Từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất gạch.

1. Gạch xây

Gạch xây gồm 2 nhóm sản phẩm: gạch đất sét nung và gạch không nung. Gạch không nung có các chủng loại sản phẩm là gạch bê tông, gạch bê tông bọt, gạch bê tông khí chưng áp và không chưng áp.

Gạch đất sét nung để xây tường đang chiếm khoảng 50 - 60%. Công nghệ sản xuất bằng lò đứng thủ công đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Lò nung tuynel kiểu cũ để sản xuất gạch nung cũng đang giảm dần vì năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, nguồn nghuyên liệu sét dẻo đang cạn dần và việc siết chặt quản lý đất đai sẽ dẫn đến thời kỳ khai tử xu hướng sản xuất bằng công nghệ này. Nguồn sét dẻo chất lượng tốt được sử dụng, lựa chọn để sản xuất ngói lợp và các sản phẩm cao cấp khác có giá trị kinh tế hiệu quả hơn. Công nghệ sản xuất bằng lò vòng cải tiến cũng đòi hỏi nguyên liệu đầu vào là sét dẻo. Vì vậy sự tồn tại của công nghệ này cũng không thể lâu dài. Sự tồn tại của công nghệ sản xuất gạch nung, xem ra chỉ còn lại là lò kích thước lớn, vòm phẳng, đùn gạch mộc bằng áp lực cao. Đây là công nghệ sản xuất chủ yếu dùng nguyên liệu đất bãi ven sông, đất đồi, không dùng sét dẻo. Công nghệ mới này có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tự động hóa cao, tiêu tốn ít năng lượng trong nung đốt, sấy, giá thành sản phẩm thấp có khả năng cạnh tranh tốt.
 

Dự kiến, trong giai đoạn 2021 - 2030, công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung đầu tư mới không nhỏ hơn 20 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm. Đối với các tỉnh miền núi có thể đầu tư dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung với công suất 10 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm. Tỷ lệ sử dụng gạch đất sét nung còn khoảng 30% - 40% trong tổng sản lượng vật liệu xây. Tỷ lệ sản phẩm gạch nung trang trí, mỏng, rỗng... giá trị gia tăng cao chiếm 80%; Giảm mức tiêu hao nhiệt, mức phát thải CO2 từ 20 - 30% so với mức trung bình hiện nay.

Vật liệu xây không nung (VLXKN) được làm từ những phụ phẩm, phế thải hoặc các loại cốt liệu thông qua quá trình tạo hình, đóng rắn mà không cần sử dụng đến nhiệt. Quá trình sản xuất loại vật liệu này không gây ảnh hưởng môi trường nên còn gọi là vật liệu xanh. Công nghệ sản xuất sử dụng VLXKN đã trở thành công nghệ chủ lực trong sản xuất vật liệu xây ở các nước trên thế giới và ở các nước Đông Nam Á. Trong xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, khi phá dỡ công trình tất cả các phế thải được tái sử dụng. Vì vậy, thay thế cho gạch đất sét nung truyền thống, sử dụng VLXKN đang là xu thế tất yếu của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng chính phủ, các Bộ, ban ngành đã có những quy định về việc sử dụng VLXKN dần dần thay thế đất sét nung theo lộ trình. Sau 10 năm, Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) đến năm 2020 kèm theo Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng chính phủ đã đạt được những hiệu quả không thể phủ nhận. Đối với các công trình công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với tỷ lệ: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%; Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%; Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%. Ngoài ra, các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.

Dự kiến, giai đoạn năm 2021 - 2030, sản lượng sản xuất VLXKN chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng theo quy định. Đồng thời, đầu tư sản xuất các loại VLXKN có kích thước lớn, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu là chất thải công nghiệp (tro, xỉ than; xỉ luyện kim...); các sản phẩm nhẹ; các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng. Tỷ lệ sử dụng VLXKN chiếm khoảng 50 - 60% trong tổng sản lượng vật liệu xây; Sử dụng tối đa các chất thải công nghiệp (tro, xỉ than, xỉ luyện kim,...) để sản xuất VLXKN.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây năm 2016 - 2021

ĐVT: tỷ viên QTC.
Sản phẩm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 9 tháng 2021
Sản xuất Tiêu thụ
Gạch nung 15,23 15,68 15,71 20,00 25,00 12,75 12,3
Gạch không nung 2,81 3,98 4,91 6,00 5,00 2,55 2,40

Tại các năm trước, sản lượng sản xuất gạch xây đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, lượng tiêu thụ giảm 5 - 7% so với năng lực sản xuất trong 9 tháng năm 2021.

Giá gạch không nung vẫn không có biến động, giá bình quân trên thị trường đối với gạch không nung loại đặc có kích thước 220x105x65 rơi vào khoảng từ 1.100 - 1.400 đồng/viên, đối với các loại gạch không nung khác tùy theo loại và kích thước mà giá bình quân từ 1.500 - 13.500 đồng/viên.

2. Gạch ốp lát

Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang sản xuất 3 loại sản phẩm gạch ốp lát chính, đó là: gạch Cotto, gạch Ceramic, gạch Porcelain (gạch Granite). Trong đó, gạch Cotto là một loại gốm không phủ men, nguyên liệu chính là đất sét và được nung với nhiệt độ cao 1160 ~ 1200°C. Gạch có màu đỏ đất nung, thường được sử dụng để lát sân vườn, lát sàn cho những công trình kiến trúc giả cổ. Do ứng dụng không rộng rãi, nhu cầu gạch cotto là thấp nhất trong số các loại gạch ốp lát. Hai sản phẩm còn lại được dùng phổ biến trong các công trình xây dựng, trong đó có gạch Granite tuy mới xuất khoảng chục năm trở lại đây nhưng được đánh giá là có chất lượng tốt nhất hiện nay, do có thành phần làm từ bột đá nên có độ bền tốt hơn so với các sản phẩm còn lại.

Ngành gạch ốp lát Việt Nam phân hóa mạnh với 82 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn cùng hàng loạt các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp có công suất và chiếm thị phần lớn đều là các doanh nghiệp FDI và tư nhân khép kín như Prime (70 triệu m²/năm), Royal, Vitto (36 triệu m²/năm), Tasa (24 triệu m²/năm), Catalan (18 triệu m²/năm) và Toko (15 triệu m²/năm). Trong khi đó, những doanh nghiệp nội địa như Viglacera, CMC, Thạch Bàn hay Đồng Tâm đa số tập trung phân khúc bình dân với trung cấp và đã trong xu hướng chuyển dịch dần lên cao cấp từ cuối 2015.

Với những ưu thế trên, Việt Nam đang đầu Đông Nam Á và đứng thứ 6 Thế giới về sản lượng gạch gốm ốp lát.

Tổng sản lượng gạch ốp lát sản xuất năm 2020 khoảng 560 triệu m²; trong đó, gạch ceramic khoảng 420 triệu m², granite 120 triệu m² và cotto 20 triệu m². Mức tiêu thụ nội địa khoảng 465 triệu m²; trong đó, gạch ceramic 340 triệu m², granite 100 triệu m² và cotto 25 triệu m². Giá trị xuất khẩu gạch ốp lát đạt khoảng 180 triệu USD. Tương đương mức giảm nhẹ 1,8% và 3,4% so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng ốp lát đạt 250 triệu m² (giảm 27,7%); sản lượng tiêu thụ đạt 192 triệu m² (giảm 45,5%) so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng hoàn thiện nói chung và gạch ốp lát nói riêng tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực của xu hướng giảm tốc của tăng trưởng ngành xây dựng dân dụng Việt Nam kể từ năm 2015. Đồng thời, mức độ ảnh hưởng là lớn nhất trong năm 2021 do tác động thêm từ diễn biến dịch Covid-19 bùng phát mạnh và phức tạp cùng chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ đẩy nhanh hơn tốc độ giảm tốc của ngành xây dựng. Tăng trưởng giá trị thực ngành xây dựng giảm mạnh khi thị trường bất động sản cũng như hoạt động xây dựng chung trên cả nước trầm lắng. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng hoàn thiện trong nước sụt giảm mạnh.

Về mức giá của các loại gạch ốp lát trên thị trường: Mức giá trung bình gạch cotto thấp hơn so với ceramic và giá của gạch ceramic thấp hơn so với porcelain (granite). Ngoài ra, gạch có kích thước càng lớn hoặc được gia công thêm như tráng men, mài cạnh, mài mặt nano hay in kĩ thuật số… thì giá bán trung bình cũng cao hơn. Dư cung gạch ốp lát toàn ngành những năm gần đây khiến giá bán gạch ốp lát liên tục trong xu hướng giảm. Ngành xây dựng dân dụng giảm tốc đã tác động tiêu cực tới nhu cầu gạch ốp lát, khiến các doanh nghiệp liên tục phải thực hiện các chính sách giảm giá bán nhằm giảm lượng hàng tồn kho cũng như tăng sức cạnh tranh và sản lượng tiêu thụ. Thêm vào đó, với việc thu nhập người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong năm 2021, nhu cầu gạch ốp lát sụt giảm đối với các dòng sản phẩm cao cấp như ceramic tráng men, ceramic mài cạnh, porcelain (granite) đồng nhất hay porcelain mài cạnh các kích thước từ 60x30 trở lên. Ngược lại, các dòng sản phẩm trung cấp kích thước 40x40 và 50x50 ghi nhận nhu cầu tăng. Do đó, giá bán các dòng sản phẩm cao cấp giảm mạnh trong khi các dòng trung cấp có xu hướng giữ giá hoặc tăng nhẹ ở một số chủng loại trong năm 2021.

Trong năm 2022 và các năm tiếp theo, tốc độ đô thị hóa nhanh (tỷ lệ đô thị hóa 6 tháng đầu năm 2021 đạt 40,4%, tăng 1,9 % so với 2020) cùng tăng trưởng dân số 0,9% mỗi năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng gạch ốp lát (sản phẩm chiếm tỷ trọng lên tới 60% sản lượng tiêu thụ nhóm vật liệu xây dựng hoàn thiện bề mặt). Cùng với đó, theo ước tính từ số liệu của CIC và Tổng điều tra dân số 2019, trong giai đoạn 2019 - 2023, tổng nhu cầu nhà ở xây mới và thay thế sẽ ở mức 691,7 nghìn căn hộ, tương đương 2,5% số căn nhà cả nước năm 2019. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng giá trị thực xây dựng nhà để ở và không để ở (mảng tiêu thụ chính của gạch ốp lát) dự kiến đạt 7,9% trong năm 2023, cao hơn 1,7% so với con số tăng trưởng 6,2% năm 2020. Trong đó, dịch Covid-19 kỳ vọng được kiểm soát tốt trong năm 2022, đặc biệt khi vaccine đã được tiêm ở diện rộng trên toàn quốc trong năm 2021. Do vậy, dự kiến sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp lát năm 2022 kỳ vọng sẽ đạt lần lượt 580 và 484 triệu m². Tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngành gạch ốp lát năm 2022 kỳ vọng cải thiện so với 2021. Đồng thời giá vật liệu xây dựng này sẽ không có sự biến động nhiều trong tương lai.

ximang.vn (TH/ KTXD)

 

Các tin khác:

Bình Thuận: Thị trường vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề ()

Hà Nam: Giá nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng tăng cao so với đầu năm ()

Thanh Hóa có thể sản xuất cát nhân tạo khoảng 0,83 triệu m3/năm ()

Ngành vật liệu sẽ chứng kiến đà phục hồi nhanh và mạnh sau đại dịch ()

Tiêu thụ thép sụt giảm do các hoạt động xây dựng tạm ngưng ()

Sản lượng thép thô toàn cầu lần đầu giảm giảm 1,4% ()

Tháng 8: Giá trị xuất khẩu sắt thép vượt 1 tỷ USD ()

Giá vật liệu xây dựng tăng tác động đến tiến độ của các công trình xây dựng ()

Quảng Ninh khuyến khích sử dụng các sản phẩm VLXD sản xuất trên địa bàn tỉnh ()

Vĩnh Phúc: Vật liệu xây dựng tăng giá, người dân, doanh nghiệp gặp khó ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?