Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Lợi ích khi sử dụng cát nhân tạo trong xây dựng

02/09/2020 9:54:00 AM

Trên địa bàn tỉnh Sơn La đang khai thác 23 điểm mỏ đá xây dựng với công suất hơn 1,3 triệu m³/năm. Vấn đề đặt ra là sản phẩm đá dư thừa, nhỡ cỡ (kích thước từ 0,5 cm trở xuống không đảm bảo tiêu chuẩn đá xây dựng) đang chiếm khoảng 18% sản lượng sản xuất của các mỏ (tương ứng khoảng 236.000 m³/năm) là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất cát nhân tạo, nhưng chưa được phát huy và đang chiếm nhiều diện tích bãi chứa ở các mỏ đá, lãng phí tài nguyên.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 6 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, công bố hợp quy chất lượng sản phẩm cát nghiền theo quy định, gồm: Công ty Cổ phần Xây dựng Trường Giang; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tuấn Cường, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thanh Thi; Công ty TNHH MTV Hữu Hảo Tây Bắc; HTX Tổ hợp Sản xuất Khai thác đá Đức Hiền và Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu và Xây dựng Hùng An Mai (mới sản xuất thử nghiệm). Các đơn vị sản xuất cát nghiền nêu trên đều có lợi thế nguồn nguyên liệu tận thu từ các sản phẩm dư thừa nhỡ cỡ được sản xuất tại các dự án khai thác chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường đã được UBND tỉnh cấp phép.
      
Công ty TNHH MTV Hữu Hảo Tây Bắc (Mường La) có 14 năm hoạt động khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng, công suất thiết kế 350 tấn/giờ. Sản lượng đá nhỡ cỡ dư thừa của Công ty khoảng 50.000 m³/năm, tồn đọng, chiếm diện tích bãi chứa. Ông Đỗ Xuân Hảo, Giám đốc Công ty thông tin, tuối năm 2019, Công ty đầu tư trên 5 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất đá xây dựng kết hợp cát nghiền nhân tạo, công suất thiết kế 80 m³/giờ. Từ tháng 3 năm nay, Công ty khai thác, sản xuất cát nghiền nhân tạo, với sản lượng khoảng 20.000 m³.
  

Dây chuyền sản xuất đá xây dựng kết hợp cát nghiền nhân tạo tại Công ty TNHH MTV Hữu Hảo Tây Bắc.

Với công suất 500 m³ đá xây dựng/ngày, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tuấn Cường (Thành phố) cũng dư thừa khoảng 36.000 m³ đá nhỡ cỡ/năm. Công ty đã đầu tư khoảng 3 tỷ đồng lắp đặt thêm dây chuyền nghiền đá kết hợp sản xuất đá xây dựng, công suất khoảng 250 m³/ngày. Mới bắt đầu sản xuất từ tháng 4 năm nay nhưng Công ty đã sản xuất được khoảng 15.000 m³ cát nghiền nhân tạo, tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 60%, tăng thêm doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Hiện nay, cát nghiền nhân tạo chủ yếu được sử dụng đổ bê tông sẵn cống chữ U, cống hộp, tấm đan... của một số hạng mục công trình giao thông và trộn rải Asphalt một số tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh. Một số Công ty đã tiếp cận đến đối tượng khách hàng là nhân dân trên địa bàn Thành phố, các huyện Thuận Châu, Mường La và huyện Tuần Giáo (Điện Biên) sử dụng xây dựng tường rào, làm nhà ở...

Theo ông Nguyễn Văn Tự, kỹ thuật viên Công ty Tư vấn miền Bắc (Hà Nội) trực tiếp tư vấn giám sát thi công xây dựng Dự án sửa chữa, nâng cấp và bổ sung rãnh dọc trên quốc lộ 279D. Dự án công ty đang thi công có sử dụng cát nghiền nhân tạo để đổ bê tông hệ thống cống chữ U, cống hộp... đảm bảo về chất lượng, giá thành rẻ hơn so với sử dụng cát tự nhiên. 

Cát nghiền nhân tạo bước đầu đã được đưa vào sử dụng xây dựng các công trình giao thông, kè, công trình nông thôn mới... tuy nhiên, khối lượng chưa nhiều. Đa số chủ đầu tư chưa có thông tin về chất lượng sản phẩm, nên chưa lựa chọn cát nghiền làm vật liệu cho công trình.

Ông Hà Văn Chung, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, theo kế hoạch UBND tỉnh phê duyệt, mục tiêu trong năm 2020 sẽ sử dụng cát nghiền trong sản xuất bê tông thương phẩm, sản lượng sản xuất cát nghiền đáp ứng khối lượng sử dụng khoảng 20% nhu cầu trên địa bàn tỉnh, tương ứng với khoảng 142.000 m³/năm. So sánh với năng lực của 6 đơn vị đang sản xuất đã công bố hợp quy hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Tuy nhiên việc đẩy mạnh đưa cát nghiền nhân tạo vào triển khai thi công các công trình xây dựng có vốn đầu tư Nhà nước vẫn đang còn nhiều hạn chế.

Hiện Sở đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định 1212/QĐ-UBND ngày 15/6/2020 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán lập định mức cấp phối vật liệu sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ lập các định mức kỹ thuật liên quan (đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn lập định mức cấp phối vữa cho bê tông và vữa xây sử dụng cát nghiền) để có cơ sở đưa vật liệu cát nghiền sử dụng trước mắt thí điểm làm cấp phối bê tông và vữa trong các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chủ đầu tư, người dân trong việc sử dụng cát nghiền nhân tạo trong các công trình xây dựng.

Cát nghiền nhân tạo cho thấy nhiều ưu điểm, như: hạt cát đồng đều, có thể điều chỉnh tỷ lệ thành phần theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau. Hơn nữa sử dụng cát nghiền nhân tạo sẽ tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình. Lợi ích lớn nhất của sử dụng cát nghiền nhân tạo thay thế cát tự nhiên sẽ hạn chế việc nạo, hút cát tự nhiên tại các dòng sông, suối, giảm mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời, sản xuất cát nhân tạo sẽ chủ động được nguồn cung đáp ứng nhu cầu tại chỗ, đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng, giảm chi phí vận chuyển, giá thành thấp, hiện giá cát nhân tạo chỉ khoảng 250.000 đồng/m³, trong khi cát tự nhiên khoảng 480.000 - 520.000 đồng/m³.

Với thực trạng cát tự nhiên ngày càng khan hiếm thì sản phẩm cát nhân tạo chính là giải pháp hữu hiệu thay thế, đồng thời sẽ góp phần làm giảm tình trạng khai thác cát bừa bãi như hiện nay. Việc sử dụng cát nghiền trong xây dựng cũng là xu hướng tất yếu, phù hợp với định hướng phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường của ngành xây dựng.

ximang.vn (TH/ Báo Sơn La)

 

Các tin khác:

Tiêu thụ thép giảm trước sức ép giá nguyên liệu tăng ()

Worldsteel dự báo nhu cầu thép thế giới sẽ hồi phục vào năm 2021 ()

Đồng Tháp: Thị trường VLXD vẫn trầm lắng sau dịch Covid-19 ()

Hải Dương: Ngành thép trước khó khăn vì đại dịch Covid-19 ()

Gỡ khó cho ngành vật liệu xây dựng ()

Quảng Bình: Tiềm năng cát ven biển ()

Vật liệu xây dựng Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước ()

Thiết bị vệ sinh Trung Quốc áp đảo hàng Việt Nam ()

Thị trường Xây dựng – VLXD triển vọng không mấy khả quan ()

Điện Biên: Cát nghiền nhân tạo rất khó đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?