Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Thị trường VLXD

Kỳ vọng thị trường VLXD sôi động trở lại khi những dự án lớn đẩy nhanh tiến độ

15/05/2020 7:45:54 AM

Thị trường vật liệu xây dựng cũng như nhiều ngành khác phải hứng chịu nhiều khó khăn trong thời gian đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trước các kế hoạch khởi công, đẩy mạnh tiến độ những dự án, công trình lớn của nền kinh tế, thị trường vật liệu xây dựng kỳ vọng sự phục hồi sớm trong thời gian tới.

Tác động từ thị trường bất động sản

Ngành vật liệu xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực bất động sản. Những năm qua, tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng của năm sau thường cao hơn năm trước 7 - 10%, kéo theo cơ hội phát triển cho nhóm doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm xi măng, sắt thép, đá ốp lát, cát, sỏi, kính xây dựng… đều có nhiều bước tiến, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tình hình thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2020 vô cùng trầm lắng. Nguồn cung trong quý I trên thị trường đạt 52.000 sản phẩm, trong đó có 18.000 sản phẩm mới nhưng tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14%. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TPHCM quý I/2020 của DKRA cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh về nguồn cung mới và sức cầu của hầu hết các phân khúc.


Ngành vật liệu xây dựng sẽ sớm sôi động trở lại khi những dự án tiêu thụ lớn đẩy nhanh tiến độ.

Chính vì thế, số liệu thống kê và báo cáo nhanh từ các Hiệp hội Xi măng, Gốm sứ xây dựng, Thủy tinh và kính xây dựng... và một số doanh nghiệp đã cho thấy mức ảnh hưởng khá nặng nề. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số chủng loại vật liệu xây dựng chính như xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng trong các tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm mạnh. Tiêu biểu, sản xuất xi măng trong quý I/2020 đạt sản lượng 19,55 triệu tấn, giảm 11,4 % so với mức 22,06 triệu tấn của cùng kỳ năm 2019. Cùng đó, sản lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 17,85 triệu tấn, giảm 20,9%. Lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát cũng đạt 120,5 triệu m2, giảm 7,3% so với cùng kỳ, lượng tiêu thụ đạt 55 triệu m2, giảm tới 52,2%...

Tại Công ty Cổ phần CMC, doanh thu bán hàng trong quý I đã giảm 28,9% xuống còn 170 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 23,7% xuống chỉ còn hơn 6%. Tuy nhiên, do chi phí nguyên vật liệu đã tăng đột biến từ 67,7 tỷ đồng lên 147 tỷ đồng nên đã kéo lợi nhuận quý I/2020 của CMC giảm mạnh từ hơn 29 tỷ đồng trong quý I/2019 xuống còn vỏn vẹn hơn 1,2 tỷ đồng. Tại Công ty Xi măng Bỉm Sơn, lãi trước thuế quý I đạt hơn 25 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với Tổng Công ty Viglacera, doanh nghiệp này cho biết, thị trường diễn biến bất lợi do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 dẫn đến tiêu thụ khó khăn, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng. Nhưng nhờ vào mảng bất động sản, cho thuê hạ tầng khu công nghiệp mang lại hiệu quả nên giúp doanh thu quý I đạt 2.374 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ…

Hy vọng sự hồi phục sớm

Trái ngược với bức tranh kinh doanh quý I không mấy sáng sủa nêu trên, tình hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng vẫn có nhiều tín hiệu khả quan, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản sẽ sớm trở lại vào khoảng cuối tháng 5 do các lệnh cách ly xã hội được dỡ bỏ, Việt Nam cơ bản khống chế thành công dịch bệnh ngoài cộng đồng. Hơn nữa, để phục hồi kinh tế, Chính phủ đã đưa ra các kế hoạch để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, với nhiều dự án giao thông trọng điểm được tiến hành. Đây chính là cơ hội để ngành vật liệu xây dựng nắm bắt cơ hội cơ hội.

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán VnDirect, hai dự án cao tốc Bắc – Nam và cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ có thể khoảng 6 - 7 triệu tấn đá xây dựng, tương đương 30-35% công suất khai thác được cấp phép của các công ty niêm yết. Các dự án cao tốc khác cũng cần số lượng lớn thép xây dựng, xi măng… Những dự án, công trình lớn này kỳ vọng tạo thành “cú hích” cho các doanh nghiệp ngành này phát triển.

Hơn nữa, giá dầu hiện đang ở mức thấp cũng là cơ hội thúc đẩy lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp. Chẳng hạn, Nhựa Tiền Phong đang được kỳ vọng là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi từ việc giá dầu giảm mạnh năm nay khi nguyên liệu đầu vào chủ yếu là hạt nhựa PVC, HDPE... - chế phẩm dầu mỏ. Vì thế, năm 2020, doanh nghiệp này dự kiến kế hoạch sản lượng là 104.000 tấn, tăng 9% so với mức thực hiện năm 2019, mang về doanh thu dự kiến 5.100 tỷ đồng, tăng 8%. Vì thế, dù trong quý I/2020, doanh thu của Nhựa Tiền Phong giảm 4%, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 6% lên 76 tỷ đồng. Tương tự, trong quý I, Công ty Nhựa Bình Minh cũng có doanh thu đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 9,5% cùng kỳ năm 2019, giúp lợi nhuận sau thuế là 102 tỷ đồng, tăng hơn 12%.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phục hồi, vượt khó bằng cách tung ra thị trường các sản phẩm mới, đầu tư cho công nghệ bán hàng, đặc biệt là chú trọng đến tăng trưởng xanh bền vững. Đây là xu hướng được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm giảm thiểu tác động ô nhiễm của vật liệu xây dựng tới môi trường. Tập đoàn FLC Stone đã kịp thời trang bị hệ thống công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín từ khai thác, sản xuất, phân phối, thi công hoàn thiện sản phẩm đá tự nhiên tại Việt Nam. Tương tự, đại diện Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất clinker low carbon nhằm giảm phát thải khí CO2 và bụi, tiết kiệm tài nguyên không tái tạo; đồng thời, giảm tiêu hao nhiệt năng, điện năng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 
ximang.vn (TH/ Hải quan)

 

Các tin khác:

Thị trường vật liệu xây dựng đang trở mình sau đại dịch ()

Vĩnh Phúc: Thị trường vật liệu xây dựng ảm đạm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ()

Khó khăn trong sản xuất vật liệu xây dựng chưa có điểm dừng ()

Năm 2020: Thị trường sàn gỗ dự báo tăng trưởng ()

Thị trường sơn gồng mình chống chọi mùa dịch Covid-19 ()

Thị trường vật liệu xây dựng chịu tác động lớn từ dịch Covid-19 ()

Cần Thơ: Thị trường vật liệu xây dựng nguồn cung dồi dào, giá ít biến động ()

Ngành vật liệu xây dựng với nổi lo thiệt hại kép ()

2 tháng đầu năm: Thị trường thép sụt giảm so với cùng kỳ ()

Tây Ninh: Giá cát xây dựng bình ổn nhưng lượng tiêu thụ giảm ()

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?