Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan cho biết, 2 tháng đầu năm 2015, tình hình xuất khẩu sắt thép giảm về cả lượng và giá trị.
Trong tháng 2/2015, xuất khẩu 175,5 nghìn tấn sắt thép, trị giá 134,9 triệu USD, giảm 6,5% về lượng và giảm 9,1% về trị giá so với tháng 1/2015, tính chung 2 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu sắt thép giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 6,34% và giảm 4,26%, tương đương với 360,9 nghìn tấn và trị giá 282 triệu USD.
Mặt hàng sắt thép của Việt Nam đã có mặt tại 26 thị trường trên thế giới, trong đó Indonesia là thị trường có lượng sắt thép xuất khẩu cao nhất, chiếm 32,9% tổng lượng sắt thép xuất khẩu, trị giá 95,1 triệu USD, tăng 110,79% về lượng và tăng 103,08% về trị giá – đây là một trong những thị trường có tốc độ xuất khẩu tăng mạnh.
Đứng thứ hai là thị trường Campuchia, với lượng xuất 102,8 nghìn tấn, trị giá 61,4 triệu USD, tuy nhiên xuất khẩu sắt thép sang thị trường Campuchia lại giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 9,8% và giảm 18,03%. Kế đến là thị trường Malaysia, giảm 18,8% về lượng và giảm 20,84% về trị giá so với cùng kỳ với 33,4 nghìn tấn, trị giá 25 triệu USD.
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu sắt thép đều giảm ở hầu khắp các thị trường, số thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 36%, trong đó thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm tới 64%.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Anh tuy chỉ dạt 1 triệu tấn, trị giá 1,8 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 298,42% về lượng và tăng 465,87% về trị giá so với 2 tháng năm 2014.
Một điểm đáng lưu ý nữa là thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong thời gian này có thêm thị trường Ucraina, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép sang thị trường Ucraina còn khiêm tốn chỉ đạt 62,8 triệu USD với 24 tấn, nhưng lại thiếu vắng thị trường Tây Ban Nha.
Xuất khẩu sắt thép 2 tháng đầu năm 2015
![]()
Theo Cục Quản lý canh tranh (Bộ Công Thương), ngày 2/4, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra thông báo về việc Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ (thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ) ban hành quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội (Cold Rolled Flat Products Of Stainless Steel) nhập khẩu.
Theo đó, Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ quyết định chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội có Mã HS: 7219.31.12, 7219.31.11, 7219.32.10, 7219.33.10, 7219.34.10, 7219.35.10, 7220.20.21 và 7220.90.21.
Các sản phẩm bị điều tra trên được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Mexico.
Trước đó, Công ty M/s Jindal Stainless Steel, nhà sản nhà sản xuất chiếm hơn 85% tổng sản xuất nội địa và đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ đã gửi đơn đề nghị Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia kể trên.
Giai đoạn điều tra xác định thiệt hại bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 trong các năm từ 2011 – 2014.
Quyết định chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ của Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ được đưa ra do không có hoặc không đầy đủ những bằng chứng thuyết phục để áp dụng biện pháp tự vệ như: bằng chứng về sự gia tăng về nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra; sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa; mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và thiệt hại/mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ.
Mặt hàng sắt thép của Việt Nam đã có mặt tại 26 thị trường trên thế giới, trong đó Indonesia là thị trường có lượng sắt thép xuất khẩu cao nhất, chiếm 32,9% tổng lượng sắt thép xuất khẩu, trị giá 95,1 triệu USD, tăng 110,79% về lượng và tăng 103,08% về trị giá – đây là một trong những thị trường có tốc độ xuất khẩu tăng mạnh.
Đứng thứ hai là thị trường Campuchia, với lượng xuất 102,8 nghìn tấn, trị giá 61,4 triệu USD, tuy nhiên xuất khẩu sắt thép sang thị trường Campuchia lại giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 9,8% và giảm 18,03%. Kế đến là thị trường Malaysia, giảm 18,8% về lượng và giảm 20,84% về trị giá so với cùng kỳ với 33,4 nghìn tấn, trị giá 25 triệu USD.
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu sắt thép đều giảm ở hầu khắp các thị trường, số thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 36%, trong đó thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm tới 64%.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Anh tuy chỉ dạt 1 triệu tấn, trị giá 1,8 triệu USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 298,42% về lượng và tăng 465,87% về trị giá so với 2 tháng năm 2014.
Một điểm đáng lưu ý nữa là thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong thời gian này có thêm thị trường Ucraina, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép sang thị trường Ucraina còn khiêm tốn chỉ đạt 62,8 triệu USD với 24 tấn, nhưng lại thiếu vắng thị trường Tây Ban Nha.
Xuất khẩu sắt thép 2 tháng đầu năm 2015
ĐVT: lượng (Tấn); Trị giá (USD)

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ)
Theo Cục Quản lý canh tranh (Bộ Công Thương), ngày 2/4, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra thông báo về việc Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ (thuộc Bộ Tài chính Ấn Độ) ban hành quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội (Cold Rolled Flat Products Of Stainless Steel) nhập khẩu.
Theo đó, Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ quyết định chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn không gỉ cán nguội có Mã HS: 7219.31.12, 7219.31.11, 7219.32.10, 7219.33.10, 7219.34.10, 7219.35.10, 7220.20.21 và 7220.90.21.
Các sản phẩm bị điều tra trên được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ và Mexico.
Trước đó, Công ty M/s Jindal Stainless Steel, nhà sản nhà sản xuất chiếm hơn 85% tổng sản xuất nội địa và đại diện cho ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ đã gửi đơn đề nghị Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các quốc gia kể trên.
Giai đoạn điều tra xác định thiệt hại bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 trong các năm từ 2011 – 2014.
Quyết định chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ của Tổng vụ Tự vệ Ấn Độ được đưa ra do không có hoặc không đầy đủ những bằng chứng thuyết phục để áp dụng biện pháp tự vệ như: bằng chứng về sự gia tăng về nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra; sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất nội địa; mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và thiệt hại/mối đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ.
Bích Ngọc (TH/ Vinanet)