Vừa qua, VDSC đã đưa ra những phân tích với nhà đầu tư về Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 (mã HT1 - HOSE). Dự báo sắp tới, Xi măng Hà Tiên có thể phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 62 tỷ đồng, tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, Xi măng Hà Tiên vẫn lãi khoảng 120 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá.
Về hoạt động sản xuất xi măng, Xi măng Hà Tiên cho biết sản lượng 6 tháng đầu năm tăng khoảng 18% so với 6 tháng cùng kỳ, tương ứng 2,685 triệu tấn xi măng và 300 nghìn tấn clinker. Đây là động lực chính giúp kết quả kinh doanh của Xi măng Hà Tiên có sự tăng trưởng tích cực. VDSC ước tính doanh thu và lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm 2015 của Xi măng Hà Tiên có thể tăng lần lượt khoảng 19% (~3.939 tỷ đồng) và 44% so với cùng kỳ. Nhờ đó, kết thúc nửa đầu năm 2015, LNST có thể tăng trưởng vượt bậc và ước đạt 422,92 tỷ đồng (+308,59% so với cùng kỳ).
![]()
Liên quan tới việc ngừng sản xuất ở trạm nghiền Thủ Đức, việc này được đánh giá sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới tình hình kinh doanh trong thời gian tới do trạm nghiền Phú Hữu mới vận hành có thể đảm nhận phần công suất của trạm nghiền Thủ Đức, đồng thời, các trạm nghiền khác vẫn còn có thể vận hành với công suất cao hơn (120% - 150% công suất thiết kế) đảm bảo đáp ứng tình hình bán hàng hiện tại trong bối cảnh tăng trưởng cầu xi măng không có gì đột biến.
Về hoạt động tài chính, nếu biến động của đồng EUR đã đem lại lãi chênh lệch tỷ giá 183 tỷ cho Xi măng Hà Tiên trong quý I thì sang quý II, việc ngoại tệ này tăng giá trở khiến Xi măng Hà Tiên phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 62 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, Xi măng Hà Tiên vẫn lãi khoảng 120 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá. Theo phân tích, tính đến cuối quý II/2015, tổng dư nợ vay dài hạn vào khoảng 5.300 tỷ đồng, trong đó nợ vay bằng EUR còn khoảng 56 triệu EUR. Từ đó có thể thấy, kết quả kinh doanh của Xi măng Hà Tiên vẫn còn chịu nhiều rủi ro từ biến động tỷ giá EUR/VND.
Triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm của Xi măng Hà Tiên được đánh giá là tích cực và dự báo doanh thu cả năm có thể tăng khoảng 20% so với năm 2014. Ở mặt bằng giá hiện tại, các chỉ số P/E (12,61), P/B (1,89) và EV/EBITDA (7,69) của Xi măng Hà Tiên đã tương đối cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành.

Liên quan tới việc ngừng sản xuất ở trạm nghiền Thủ Đức, việc này được đánh giá sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới tình hình kinh doanh trong thời gian tới do trạm nghiền Phú Hữu mới vận hành có thể đảm nhận phần công suất của trạm nghiền Thủ Đức, đồng thời, các trạm nghiền khác vẫn còn có thể vận hành với công suất cao hơn (120% - 150% công suất thiết kế) đảm bảo đáp ứng tình hình bán hàng hiện tại trong bối cảnh tăng trưởng cầu xi măng không có gì đột biến.
Về hoạt động tài chính, nếu biến động của đồng EUR đã đem lại lãi chênh lệch tỷ giá 183 tỷ cho Xi măng Hà Tiên trong quý I thì sang quý II, việc ngoại tệ này tăng giá trở khiến Xi măng Hà Tiên phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 62 tỷ đồng.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu đánh giá của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết
![]()

Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, Xi măng Hà Tiên vẫn lãi khoảng 120 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá. Theo phân tích, tính đến cuối quý II/2015, tổng dư nợ vay dài hạn vào khoảng 5.300 tỷ đồng, trong đó nợ vay bằng EUR còn khoảng 56 triệu EUR. Từ đó có thể thấy, kết quả kinh doanh của Xi măng Hà Tiên vẫn còn chịu nhiều rủi ro từ biến động tỷ giá EUR/VND.
Triển vọng kinh doanh 6 tháng cuối năm của Xi măng Hà Tiên được đánh giá là tích cực và dự báo doanh thu cả năm có thể tăng khoảng 20% so với năm 2014. Ở mặt bằng giá hiện tại, các chỉ số P/E (12,61), P/B (1,89) và EV/EBITDA (7,69) của Xi măng Hà Tiên đã tương đối cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành.
Bích Ngọc (TH)