Thông tin chuyên ngành Xi măng Việt Nam

Quy định pháp luật

Quảng Bình: Hạn chế tác động xấu đến môi trường khi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

11/10/2019 2:07:47 PM

Quá trình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, phục vụ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đặt ra những yêu cầu bức thiết trong công tác bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường cảnh quan.

Ông Đặng Đình Tú, Phó Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết, theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Quảng Bình có 167 khu vực mỏ, trong đó có 56 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 23 khu vực mỏ sét gạch ngói, 49 khu vực mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường, 38 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp…

Nhằm bảo đảm khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản nói chung và khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói riêng, thời gian qua, Sở Tài nguyên - Môi trường đã đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Theo đó, trong quá trình cấp phép khai thác, Quảng Bình đặc biệt chú trọng đến việc đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động khai thác và công tác phục hồi môi trường sau quá trình khai thác.

Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, từ năm 2012 đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án cải tạo phục hồi môi trường cho hơn 70 dự án theo đúng quy định trước khi cấp phép khai thác khoáng sản.

Sở cũng đã hướng dẫn và yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ sau khi giấy phép khai thác hết hạn; thực hiện quan trắc môi trường; xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác nhằm hạn chế, giảm thiểu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong khu vực.


Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần chú trọng giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường.

Bên cạnh đó, lực lượng Thanh tra Sở phối hợp với các phòng, ban, địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường đối với các cơ sở sau khai thác.

Nhờ đó, đến nay, 100% các cơ sở khai thác khoáng sản, khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã được Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo môi trường theo đúng quy định trước khi đi vào hoạt động.

Công ty CP Xây dựng và Tư vấn Bình Lợi là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nhằm thực hiện dự án khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại Lèn Con (xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh), ngay từ giai đoạn vận hành, công ty đã quan tâm thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.

Cụ thể, đối với khu mỏ khai thác, công ty đã xây dựng hệ thống mương thu gom nước mưa chảy tràn phát sinh trên phạm vi khu vực mỏ dẫn về hồ lắng phía đông khu mỏ và theo kênh mương thủy lợi chảy ra sông Rào Đá; đồng thời, lắp đặt hệ thống phun sương tại các vị trí trạm đập, nghiền và đầu các băng tải thành phẩm.

Ngoài ra, công ty cũng đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động trong quá trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; thiết kế xây dựng kho mìn, sử dụng thuốc nổ Anfo nhằm hạn chế lượng khí thải và các mảnh đá văng phát sinh; duy trì vành đai cây xanh có sẵn và trồng thêm cây xanh khu vực mỏ nhằm giảm thiểu khuếch tán bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quanh...

Nhờ đó, kết quả quan trắc môi trường không khí thực hiện tại công ty trong 3 lần gần đây nhất (năm 2017) đều cho thấy trong điều kiện cơ sở hoạt động bình thường, các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn Việt Nam cho phép QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh  trung bình 1 giờ (theo kết quả báo cáo của công ty).

Mặc dù phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã có nhiều cố gắng nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, nhưng trên thực tế, do trình độ khai thác của các đơn vị còn lạc hậu, chủ yếu áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên; thiết bị sử dụng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp thường là máy khoan, máy xúc, ô tô… nên đã gây ra những tác động lớn. Rõ nét nhất là môi trường trong và sau khai thác khoáng sản bị biến dạng địa mạo và cảnh quan, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở…

Riêng đối với hoạt động khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng, tình trạng khai thác trái phép, khai thác vượt quá công suất cho phép vẫn diễn ra gây xói lở bờ sông, ảnh hưởng môi trường và đời sống của người dân...

Để góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh cấp phép.

Sở cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác đầu tư đổi mới công nghệ ở những công đoạn dễ gây ô nhiễm và đầu tư xử lý chất thải theo tiêu chuẩn cho phép; thực hiện đấu thầu trong khai thác khoáng sản, gắn khai thác khoáng sản đi liền với chế biến; làm tốt công tác hoàn thổ trước khi đóng cửa mỏ và thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng đầu tư mới; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc đánh giá tác động môi trường; kiên quyết xóa bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm…, ông Phan Xuân Hào, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết thêm.
 
ximang.vn (TH/ Báo Quảng Bình)

 

Các tin khác:

Điện Biên: Quản lý khai thác cát sỏi còn nhiều hạn chế ()

Nghệ An: Chỉ đạo xử lý, sử dụng tro xỉ, thạch cao làm vật liệu xây dựng ()

Quyết định áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu ()

Rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu ()

Quý III: Hà Nội sẽ đấu giá quyền khai thác 5 mỏ cát ()

Cao Bằng: Tăng cường quản lý hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng ()

Đề xuất sửa quy định về quản lý vật liệu xây dựng ()

Báo cáo tình hình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng ()

Áp thuế 10,9% với thép cuộn, thép dây nhập khẩu ()

Khó khăn trong công tác quản lý khai thác cát, sỏi ()

TIN MỚI

ĐỌC NHIỀU NHẤT

banner vicem 2023
banner mapei2
bannergiavlxd
faq

Bảng giá :

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee

1.000đ/tấn

1.800

Starcemt

1.000đ/tấn

1.760

Chifon

1.000đ/tấn

1.530

Hoàng Thạch

1.000đ/tấn

1.490

Bút Sơn

1.000đ/tấn

1.450

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Insee đa dụng

1.000đ/tấn

1.830

Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.670

Vicem Hà Tiên

1.000đ/tấn

1.650

Tây Đô

1.000đ/tấn

1.553

Hà Tiên - Kiên Giang

1.000đ/tấn

1.440

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Xem bảng giá chi tiết hơn

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.940

Việt Ý

đồng/kg

18.890

Việt Đức

đồng/kg

18.880

Kyoei

đồng/kg

18.880

Việt Nhật

đồng/kg

18.820

Thái Nguyên

đồng/kg

19.390

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

19.040

Việt Ý

đồng/kg

18.990

Việt Đức

đồng/kg

19.180

Kyoei

đồng/kg

19.080

Việt Nhật

đồng/kg

18.920

Thái Nguyên

đồng/kg

19.540

Chủng loại

ĐVT

Giá bán

Hòa Phát

đồng/kg

18.890

Việt Ý

đồng/kg

18.840

Việt Đức

đồng/kg

18.830

Kyoei

đồng/kg

18.830

Việt Nhật

đồng/kg

18.770

Thái Nguyên

đồng/kg

19.340

Xem bảng giá chi tiết hơn

Vicem hướng tới công nghệ mới ngành Xi măng

Xem các video khác

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?